Các
cơ sở lưu trú cần nhiều loại lao động:
- Về quản lý: Tổng giám đốc, phó tổng
giám đốc, giám đốc lưu trú, giám đốc ăn uống, giám đốc tài chính, giám đốc nhân
sự, giám đốc marketing, kiểm toán viên, trưởng phòng nghiên cứu, trưởng phòng kỹ
thuật, bếp trưởng, các phó giám đốc, giám sát viên,...
- Nhân viên nghiệp vụ: Nhân viên kiểm
toán, đào tạo, làm phòng, nhân viên đặt phòng, nhân viên lễ tân, trực tầng, trực
sảnh, trực thang máy, các đầu bếp, nhân viên kho, nhân viên phục vụ nhà hàng,
nhân viên pha chế đồ uống; nhân viên kỹ thuật, công nhân điện, nước, nhân viên
giặt là, bảo vệ, nhân viên làm vườn, công nhân xây dựng,...
- Nhân viên phụ việc: nhân viên rửa
chén bát, dụng cụ, nhân viên vệ sinh, nhân viên phụ bếp,..
- Đối với các khu nghỉ dưỡng, có thêm một
số loại nhân viên khác như: nhân viên hướng dẫn các hoạt động thể thao (tennis,
golf, bóng chuyền, lận...), nhân viên phụ trách các hoạt động xã hội, vui chơi
giải trí,...
Các nghề nghiệp trong các công ty lữ
hành
Các
công ty này cần các loại lao động như: giám đốc điều hành tour, nhân viên thiết
kế tour, nhân viên bán tour, nhân viên điều phối tour, hướng dẫn viên, nhân
viên đặt phòng, nhân viên marketing, nhân viên vãn phòng hướng dẫn viên, nhân
viên đào tạo, kiểm toán viên, nhân viên kế toán, nhân viên tin học, trưởng văn
phòng và các vị trí khác,...
Các nghề nghiệp tại văn phòng du lịch
Có
quy mô đa dạng, tại văn phòng thường cần các loại lao động thực hiện các loại cỏng
việc như: quản lý, tư vấn du lịch, nhân viên văn phòng, thư ký. Đối vói các văn
phòng lớn, mức độ chuyên môn hoá cao hơn, do vậy, có thể cần thêm các tư vấn du
lịch nội địa, tư vấn du lịch quốc tế, giám đốc nghiên cứu, nhân viên quảng cáo,
các chuyên gia tài chính, nhân viên kế toán, nhân viên bán tour, nhân viên đặt
chỗ, nhân viên điều phối, nhân viên đào tạo, chuyên gia tin học, nhân viên hành
chính, nhân viên văn phòng...
Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành du lịch Việt Nam, tổng
cục du lịch