Nội dung xúc tiến du lịch
Nhà
nước tổ chức, hướng dẫn hoạt động xúc tiến du lịch với các nội dung chủ yếu sau
đây:
1. Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất
nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng,
di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân
tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế;
2. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo
môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến
khách của dân tộc;
3. Huy động các nguồn lực để đầu tư phát
triển các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất
lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa
phương; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng
hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch;
4. Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng
sản phẩm du lịch phù hợp vói thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản
phẩm du lịch.
Chính sách xúc tiến du lịch
1. Nhà nưóc quy định cơ chế phối hợp giữa
cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ỏ trung ương và địa phương với các tổ chức,
cá nhân kinh doanh du lịch trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền, quảng
bá, xúc tiến du lịch.
2. Bộ, ngành, cơ quan thông tin đại chúng
trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ
quan quản lý nhà nước vé du lịch ở trung ương tổ chức hoạt động tuyên truyền,
quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.
3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc
sử dụng chuyên gia, phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài tham gia vào hoạt
động tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người, du lịch
Việt Nam.
4. Nhà nước khuyến khích và có biện pháp
nhằm nâng cao nhận thức về du lịch cho các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư
trong xã hội.
Hoạt động xúc tiến du lịch của cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch
1.
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc
gia; chủ trì, phối hợp với Ưỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cố sự tham giã của các
doanh nghiệp du lịch tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong
nước và nước ngoài; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên địa
phương.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở
trung ương thiết lập các văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài tại
các thị trường du lịch trọng điểm để đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch theo
quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở
trung ương thành lập cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia và tổ chức thông tin du lịch
tại các cửa khẩu quốc tế.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch,
chương trình xúc tiên du lịch của địa phương; tổ chức thực hiện các hoạt động
xúc tiến du lịch tại địa phương; phối hợp vói cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
ở trung ương và ở địa phương khác trong hoạt động xúc tiến du lịch.
Hoạt động xúc tiến du lịch của
doanh nghiệp du lịch
Các
doanh nghiệp du lịch được quyền chủ động hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân
khác để tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, tham gia
các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia. Chi phí hoạt động xúc tiến quảng bá
của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: Du lịch, du lịch
là gì, tổng
cục du lịch