Cùng với sự phát triển
của du lịch, khái niệm du lịch được hiểu theo nhiều cách khác nhau tuỳ theo góc
độ xem xét.
Vào năm 1941, ông w.
Hunziker và Kraff (Thụy Sỹ) đưa ra định nghĩa: Du lịch là tổng hợp những và các
hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và dừng .lại của con
người tại nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ; hơn nữa, họ không ở
lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động nào để có thu nhập tại nơi đến.
Theo Guer Freuler, du lịch
là một hiện tượng thòi đại của chúng ta dựa ứên sự tăng trưởng của nhu cầu khôi
phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh,
phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên nhiên.
Theo nhà kinh tế
Kalíiotis, du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi này
đến nơi khác nhằm thoa mãn nhu cấu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động
kinh tế.
Theo M.Coltman, du lịch
là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua
lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lich, chính quyền sở tai và
cồng đồng cu dàn địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch;
Theo quan điếm của
Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent Ritcie, du lịch
là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch,
nhà cung ứng, chính quyền và cộng ^ đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón
tiếp khách du lịch.
Với cách tiếp cận tổng
hợp ấy, các thành phần tham gia vào tạ hoạt động du lịch bao gồm:
(1) Khách du lịch;
(2) Các doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch
vụ cho khách du lịch;
(3) Chính quyền sở tại;
(4) Cộng đồng dân cư địa phương.
Theo định nghĩa của Tổ
chức Du lịch Thế giới:
Du lịch được hiểu là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường
xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.
Tại Việt Nam, mặc dù du
lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa
ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau.
Theo từ điển Bách khoa
toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía canh:
Thứ nhất, du lịch là một
dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục
đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình
văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ
người đi du lịch.
Thứ hai, du lịch là một
ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về
thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng
thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc
mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn;
cố thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này,
du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế.
Luật Du lịch Việt Nam
(được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI năm 2005) đã nêu khái niệm về
du lịch như sau:
Du lịch là các hoạt động
có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định.