Pages

Subscribe:

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Du lịch thời cổ đại (Trước năm 1840)

Du lịch đã có mầm mống từ đầu thời kỳ xã hội nô lệ, nó gắn liền với quá trình phân công lao động xã hội lần thứ ba. Sự ra đời và phát triển của thương nghiệp đã thúc đẩy quá trình đi lại buôn bán giữa các nước trên thế giới.
Du lịch thời cổ đại (Trước năm 1840)

Thời cổ đại, nền văn minh được hình thành sớm tại Ai Cập, Bâbilon (nay là vùng Irắc - Iran), An Độ, Trung Hoa, Hy Lạp và La Mã, (Italy ngày nay)... Người dân các vùng vãn minh cổ đại này đã có quá trình giao lưu kinh tế và vãn hoá rộng rãi. Nhu cầu tìm hiểu, tham quan, nghỉ ngơi đã xuất hiện trước hết ở tầng lớp quý tộc, chủ nô, sau đố là các thương gia, các nhà tu hành, nhà khoa học.
Với sự phát minh tiền tệ và sự phát triển thương mại vào khoảng 4000 năm trước công nguyên (TCN), hoạt động buôn bán thông qua tiền tệ đã đánh dấu sự bắt đẩu kỷ nguyên mới của những cuộc du hành.

Vào đầu năm 2700 TCN, Các ngôi mộ hình kim tự tháp và các công trình tôn giáo được xây dựng tại Ai Cập. Các kỳ quan nổi tiếng thế giới này đã ừở thành nơi thu hút khách từ nhiều nước. Dân cư các nước Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc... đã thực hiện những cuộc hành trình tới các nơi có các kỳ quan nổi tiếng đó để thoả mãn sự tò mò, hiếu kỳ, nghiên cứu học hỏi hoặc để cầu nguyện. Những chuyến đi đó kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm và cách xa nơi ở thường xuyên của họ. Vào thời gian đó, chưa có cơ sờ kinh doanh lưu trú, ăn uống. Những người đi tham quan hoặc hành hương thường ngủ ngoài trời và mang theo các thức ăn, đồ uống. Để kỷ niệm chuyến đi, họ thường khắc tên mình lên các tảng đá mềm hoặc trên các bức tranh vẽ các kỳ quan đó và mua các đồ lưu niệm.

Hoạt động vận chuyển và kinh doanh cùng với việc phát minh ra bánh xe và phát triển mạng lưới giao thông cũng được coi là mốc I quan trọng đánh dấu sự hình thành ngành vận chuyển nói riêng, du lịch nói chung.

Vào khoảng năm 2000 đến 1500 trước công nguyên, hệ thống ,a I đường giao thông tại Ai Cập được phát triển nhanh, các tuyến an I đường được kéo dài đến nhiều khu vực, mặt đường được mở rộng I đảm bảo cho việc xe đi lại hai chiều, hệ thống cầu cống được xây Ịp ị dựng... đã thúc đẩy việc đi lại buôn bán, tham quan, hành hương... Vào thời gian này, có 3 nhóm khách du lịch chủ yếu: các công chức, các sĩ quan quần đội và những người hành hương.

Tiếp đó, sự xuất hiện ngành công nghiệp đóng tàu đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các chuyến đi lại buôn bán hoặc khám I phá bằng đường biển. Vào năm 1480 TCN, có các chuyến du thuyền được tổ chức từ Ai Cập vì mục đích hòa bình và cú chuyến va0 du lịch do nữ hoàng Hatsheput thực hiện tới vùng đất cực đông của t>an Châu Phi. Theo những miêu tả được ghi trên tường của đền thờ Deit ĩng E1 Bahari ở Luxor, vào năm 1490 TCN, vua Ai Cập đã tổ chức một chuyến đi vì mục đích du lịch đến vùng đất thuộc đất nước Somali các ngày nay.

Việc phát triển hệ thống giao thông thường gắn liền với quá trình đô thị hoá và phát triển thương mại. Vào năm 326 TCN, vua Qjjg Ai Cập đã phát hiện ra các con đường được xây dựng khá tốt vào khoảng thời gian 500 đến 400 năm TCN tại Ân Độ và Iran. Các con I đường đó nối liền các thành phố tới thủ đô các nước đó.

Vào những năm 150 TCN, người La Mã đã bắt đầu xây dựng những con đường rất nổi tiếng với chiều dài tổng cộng khoảng 50.0 dặm. Hệ thống đường giao thông tại La Mã vào thời kỳ đó đã phát triển tới gần Scotland và Đức ở phía Bắc, giáp Ai Cập và dọc theo bờ biển phía Nam Biển Địa Trung Hải tới vịnh Pecxich ở phía Đông (Irắc và Cô Oét hiện nay).

Nhờ có hệ giao thông đó, Người La Mã có thể đi lại bằng ngựa khoảng 100 dặm trong mỗi ngày để đến tham quan các ngôi đền nổi tiêng tại khu vực Địa Trung Hải, đặc biệt là các Kim Tự Tháp và các di tích tại Ai Cập, Hy Lạp và các nước Tiểu Á.

Tiếp đó, con đường tơ lụa xuất hiện nối các nước ở phía Đông và Tây xuất phát từ nhu cầu phát triển buôn bán giữa các nước Châu Âu và Á. Năm 1271, Marco Polo, một nhà thám hiểm người Italia đã từ Venise đi tới Trung Quốc và nhiều nước khác ở phương Đông. Ông cũng đã từng đặt chân lên thương cảng Đại Chiêm (nay là Hội An - Quảng Nam, Việt Nam). Ông trở về châu Âu năm 1292 và viết cuốn “Marco Polo du ký”. Cuốn sách đó được coi như một minh chúng cho ông là người đầu tiên của Phương Tây khám phá ra con đường tơ lụa. Thực ra, đường tơ lụa không phải là một con đường cụ thể được xây dựng. Nó là tuyến đường mòn được các nhà buôn Đông và Tây đi lại bằng lạc đà là chủ yếu để trao đổi các loại hàng hoá, trong đó có mặt hàng nổi tiếng nhất là tơ lụa. Việc hình thành nên con đường tơ lụa đó đã góp phần rất lớn vào việc phát triển nhũng dòng khách du lịch là những nhà kinh doanh từ Tây sang Đông và ngược lại.

Từ khoảng năm 2000 TCN đến nãm 500 sau CN, vùng Địa Trung Hải có cuộc cách mạng đáng ghi nhận trong lĩnh vực du lịch. Vào thòi giãn đó, sự đi lại giữa các nước khá phát triển với các mục đích khác nhau như: kinh doanh, tôn giáo, lễ hội, học tập tham quan...

Năm 776 TCN, thế vận hội Olympic đầu tiên đã diễn ra tại Hy Lạp với chu kỳ 4 năm một lần. Mặc dù thế vận hội ấy chỉ bao gồm các quốc gia, vùng lãnh thổ trong vùng Địa Trung Hải tham dự nhưng đã có rất nhiểu đoàn vận động viên và cổ động viên tói Hy Lạp. Để đáp ứng nhu cầu của các vận động viên, cổ động viên trong khoảng thời gian họ sống xa nhà, các nhà trọ và nhà hàng đã được hình thành để cung cấp các lều trại, dịch vụ ăn uống, tắm gội, thay quần áo, giữ đồ đạc, cho du khách.... Từ đó, loại hình du lịch thể thao, công vụ, tham quan, nghiên cứu bắt đầu xuất hiện.

Vào thế kỷ thứ V và thế kỷ thứ IV TCN, ngoài khách du lịch còn có các thương nhân thường tìm đến các lễ hội. Hơn nữa, vùng đất dọc Địa Trung Hải đã thực hiện cuộc cách mạng lớn về thương mại. Các chuyến đi với mục đích buôn bán, tôn giáo, lễ hội,... đã phát triển rất sớm. Người đi du lịch lúc đó mục đích chủ yếu là buôn bán, giải trí, tham gia lễ hội và túi ngưỡng; chỉ một bộ phận nhỏ đi du lịch với lý do để khám phá. Các nơi tín ngưỡng thường nằm tại các khu vực có cảnh quan đẹp, không khí trong lành, cố sông hồ hoặc là suối nước nóng. Tại một số nơi tín ngưỡng, thường có các điểm ăn uống, các tiện nghi thư giãn, sân vận động, nhà hát,..,.

Người dân La Mã thời cổ đi du lịch rất nhiều. Trong các chuyến du lịch, họ sử dụng sách hướng dẫn, để lại các dấu ấn kỷ niệm ở mọi nơi họ đến và mua đồ lưu .niệm. Một người Hy Lạp đã viết cuốn sách “Hướng dẫn về Hy Lạp” vào khoảng năm 160 - 180 sau CN. Đây là cuốn cổ nhất viết vể du lịch hiện còn tồn tại. Sự ra đời của cuốn sách này đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của du lịch.
Cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, khoa học tự nhiên, đặc biệt là khoa học vể toán học, vật lý, hóa học, địa lý, thiên văn, hải dương học,... tại Châu Âu rất phát triển. Nhờ có kiến thức sâu rộng về tự nhiên, từ 1492 đến 1504, Christophe Colombo - nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã tiên hành 4 cuộc hành trình thám hiểm sang một lục địa mới đó là châu Mỹ. Sau đó, Vasco de Gama người Bồ Đào Nha bằng đường biển đã tìm đến vùng đất Châu Phi, sau đó vòng đến Ân Độ.

Tiếp theo, Magenllan đã thực hiện thành công cuộc hành trình đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Từ năm 1768 đến 1779, đoàn thám hiểm do Joseph Cook làm thuyền trưởng đã 3 lần thực hiện các hành trình vòng quanh trái đất để thực hiện các nghiên cứu về hàng hải, hệ động thực vật và địa chất.
Tại một số nước châu Á, các chuyến đi lại bằng đường biển cũng xuất hiện khá sớm, điển hình là Trung Quốc. Tại Trung Quốc, thời Nhà Ngô, Viột, Tề, Tiên Tần và Đường đã thực hiện các chuyến vượt biển đến các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Indônêxia, Thái Lan... để buôn bán, nghiên cứu, phát triển quan hệ bang giao.... Các chuyến đi xuyên các châu lục đó đã mở hướng khám phá và đặt nển móng cho hoạt động lữ hành quốc tế.

Vào thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, các hoạt động ngoại giao, kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu học tập nâng cao hiểu biết phát triển mạnh tại các nước phát triển ở châu Âu. Nhiều gia đình quý tộc đã tham gia các tour du lịch dài tới 3 năm đến các thành phố nổi tiếng của Châu Âu để nâng cao hiểu biết của họ. Các hành trình đó được gọi là Grand Tour. Một trong những khía cạnh quan trọng của Grand Tour là nó được tổ chức thường xuyên với nhiều loại chương trình khác nhau. Nhưng chương trình được nhiều người lựa chọn nhất là: Khách du lịch đi đến Pháp và ở tại đó (chủ yếu là ở thủ đô Pari) vói thời gian dài nhất; tiếp đó, họ ở tại nước Ý với khoảng thời gian 1 năm, chủ yếu tại các thành phô' Genoa, Milan, Florence, Rome và Venice; sau đó ừên đường về ghé qua Đức và Thuỵ Sĩ.

Đến thế kỷ XVIII, du lịch sức khỏe trở nên quan trọng. Những người giàu có ở châu Âu bắt đầu đi đến các vùng có nước khoáng để hưởng các dịch vụ ngâm tắm, nghỉ dưỡng và uống nước khoáng... với mục đích phục hồi sức khoẻ.

Đến giữa thế kỷ XVIII, vào đầu thời kỳ của xã hội tư bản, du lịch “về với thiên nhiên” phát triển và trở thành mốt của giới quý tộc,gia đình giàu có cũng như giới văn nghệ sĩ thời bấy giờ. Du lịch khám phá chinh phục đỉnh núi Anpơ được bắt đầu bằng các khách du lịch người Anh, sau đó trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều khách du lịch ưa mạo hiểm từ châu Âu.


Cuối thế kỷ XVIII, nước biển đã được phát hiện là một phương thuốc phục hồi sức khỏe rất tốt, ngày càng nổi tiếng. Vì vậy, tại rất nhiều vùng biển, các làng đánh cá nhỏ được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng ven biển.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành du lịch Việt Nam, du lịch là gì