Pages

Subscribe:

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Cơ quan quản lý du lịch tại địa phương

Theo qui định của Chính phủ, cơ quan quản lý du lịch tai địa phương là ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tùy theo điều kiện phát triển du lịch tại mỗi địa phương, cơ quan giúp việc cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về Du lịch có thể được tổ chức thành Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch, Sở Du lịch - Thương mại,... Sau đây sẽ gọi tắt là các Sở Du lịch.
Cơ quan quản lý du lịch tại địa phương

1.Vị trí, chức năng của sở Du lịch

Sở Du lịch ra đời theo Quyết định số 171/1993/TTg ngày 17/04/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở Du lịch ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sở Du lịch là cơ quan giúp Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên phạm vi tỉnh, thành phố; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch.

2.Nhiệm vụ, quyền hạn của sở Du lich

1.         Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên phạm vi tỉnh, thành phố phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của Tổng cục để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định; tổ chức hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch đã được duyệt; tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ của các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp du lịch, báo cáo với uỷ ban nhân dân, Tổng cục Du lịch và các cơ quan có liên quan.
2.         Tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, luật pháp Nhà nước về du lịch tại địa phương.
3.         Nghiên cứu đề xuất với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố xét và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc cụ thể hoá các chính sách, chế độ có liên quan tới hoạt động du lịch ở địa phương. Việc cụ thể hoá các chính sách, chế độ không được trái với quy định của Nhà nước và Tổng cục Du lịch ban hành.
4.Cung cấp các thông tin kinh tế - kỹ thuật của ngành và hưóng dẫn việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong kinh doanh du lịch.
5.Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố việc thành lập, giải thể các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoạt động về du lịch, khách sạn và các dịch vụ bổ sung khác trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Chuẩn bị thủ tục để ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đề nghị Tổng cục Du lịch thẩm định về thành lập các doanh nghiệp Nhà nước về du lịch thuôc đia phương trước khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ra quyết định.

Trình Chủ tịch Uy ban nhân dân tỉnh, thành phô viộc cấp giấy phép đầu tư đối vói các hợp đồng liên doanh, hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần địa phương với người nước ngoài và nước ngoài đầu tư vào địa phương về du lịch và khách sạn để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đề nghị uỷ ban Nhà nước về hợp tác và địa đầu tu và Tổng cục Du lịch cấp giấy phép.
6.Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện chủ định hướng kinh doanh của ngành, các chế độ quản lý tài chính, tài sản, tiền vốn, lao động tiền lương v.v... đã được Nhà nước, Tổng cục Du lịch và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố giao theo quy định của pháp luật.
7.Chỉ đạo thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và kinh doanh du lịch cho viên chức thuộc ngành ở địa phương theo kế hoạch của uỷ ban nhân dân và của Tổng cục Du lịch giao.
8.Tổ chức việc phối hợp công tác giữa các sỏ có liên quan đối với hoạt động du lịch nhằm đảm bảo sự phối hợp giữa các Sở theo chức năng thống nhất quản lý Nhà nước về du lịch ở địa phương.
9.Tổ chức thanh tra hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp, tổ chức du lịch thuộc các thành phần kinh tế, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố; xử lý những trường hợp vi phạm chính sách, chế độ, luật pháp Nhà nước về du lịch theo quy định của pháp luật.

3.Cơ cấu tổ chức của sở Du lịch

Sở Du lịch do Giám đốc Sở phụ trách. Giám đốc Sở do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có thoả thuận bằng văn bản của Tổng cục trưỏng Tổng cục Du lịch.
Giúp việc Giám đốc sở có các Phó giám đốc do Giám đốc Sở đề nghị, Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về mọi hoạt động của sở.

Biên chế của Sở du lịch do Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định trong tổng số biên chế quản lý Nhà nước của địa phương.

Việc bô' trí cán bộ phải theo tiêu chuẩn, chức danh ngạch công chức Nhà nước thuộc ngành du lịch.
Các tỉnh chưa có sở du lịch, Chủ tịch uỷ ban tỉnh giao cho Sở Thương mại và Du lịch thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch ở địa phương.


Đối với Sở Thương Mại - Du lịch, Sở Du lịch - Thương Mại,...tuy có khác Sở Du lịch về cơ cấu tổ chức nhưng nhiệm vụ quản lý nhà nước về Du lịch thì giống Sở Du lịch.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: du lịch là gì, tổng cục du lịch