Pages

Subscribe:

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Phân loại theo hình thức quản lý

-           Khách sạn tập đoàn (chuỗi khách sạn)

Chuỗi khách sạn thường gồm ba hay nhiều khách sạn do cùng một công ty sở hữu hoặc quản lý hoặc hoạt động dưới cùng một thương hiệu.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều chuỗi khách sạn lớn như: Accor, Hilton, Holiday Inn, Best Westem...

Chuỗi khách sạn có hệ thống dịch vụ, trang thiết bị, giá cả đều được tiêu chuẩn hoá. Loại hình này có nhiều lợi thế về giảm chi phí quảng cáo, đào tạo nguồn nhân lực, thiết kế xây dựng theo mẫu, mua hàng hoá vổỉ giá rẻ, có mạng đặt buồng tập trung, có danh tiếng...
Phân loại theo hình thức quản lý

-           Khách sạn nhượng quyền kinh doanh (Franchise Hotel)

Nhượng quyền kinh doanh (Franchise) là một dàn xếp giữa chủ một khảch sạn độc lập với một chuỗi khách sạn. Chủ khách sạn này (người được nhượng quyền kinh doanh ) chịu trách nhiệm về việc xây dựng và duy trì hoạt động của khách sạn. Chuỗi khách sạn (người cho thuê quyền kinh doanh) cho phép người độc quyền sử dụng danh hiệu, logo, kiểu dáng kiến trúc của chuỗi và có thể trợ giúp về kế hoạch và tín dụng. Người ban độc quyền bảo trợ việc đặt chỗ và hoạt động quảng cáo. Khách sạn nhượng quyền kinh doanh nhận tài liệu hướng dẫn về điều hành khách sạn về kế toán, bảo trì, tiếp thị, quản lý nhân sự, quản lý vật tư.

Người được nhượng quyền kinh doanh có trách nhiệm thanh toán cho người bán độc quyền một khoản lệ phí ban đầu và một khoản hoa hồng được tính theo tỷ lệ doanh thu cho thuê phòng. Ngoài ra, người bán độc quyền có thể thu những khoản lệ phí khác như dịch vụ đặt chỗ trung tâm, quảng cáo và những dịch vụ trợ giúp khác.

-           Khách sạn thuê quản lý

Trong trường hợp này, chù khách sạn không trực tiếp quản lý mà. thuê một công ty/cá nhân quản lý khách sạn thông qua hợp đồng quản lý.

Hợp đồng quản lý là một thoả thuận giữa chủ khách sạn và một công ty chuyên về quản lý. Chủ khách sạn chịu trách nhiệm về cung cấp tài chính và xây dựng khách sạn, Công ty nhận điều hành khách sạn chịu trách nhiệm quản lý khách sạn theo mục tiêu đã được thoả thuận.


Chủ khách sạn phải trả cho công ty thuê quản lý lệ phí quản lý. Mức phí này thường được tính theo ty lệ doanh thu cua khach sạn và tỷ lệ lợi nhuận hoạt động (thường là 2% doanh thu và 10% lợi nhuận hoạt động).

Đọc thêm tại:

Phân loại theo mức độ dịch vụ

Theo tiêu chí này khách sạn được phân chia thành ba nhóm cơ bản sau đây:
Phân loại theo mức độ dịch vụ

-           Khách sạn có dịch vụ cao cấp (theo tiêu chuẩn quốc tế)

Những khách sạn này tập trung vào thị trường mục tiêu là những thương nhân, nhà chính trị, nhà ngoại giao, khách có thu nhập cao... Vì vậy, dịch vụ đa dạng, phong phú, đảm bảo chất lượng cao; tiện nghi và trang thiết bị sang trọng, cao cấp; nhân viên phục vụ có trình độ nghiệp vụ cao.

-           Khách sạn có dịch vụ trung bình

Khách sạn loại này nhằm vào phục vụ cho những khách du lịch thuần tuý. Tại đây chủ yếu phục vụ những dịch vụ cơ bản, những dịch vụ thông thường cần thiết của khách du lịch nói chung. Loại khăch sạn này thường có quy mô loại trung bình.

-           Khách sạn có dịch vụ hạn chế


Loại hình khách sạn này chủ yếu tập trung vào thu hút những hóm khách như: những gia đình với trẻ con, những nhóm khách trẻ, những khách tham quan trong kỳ nghỉ, các hội đoàn. Những khách hàng này chỉ cần được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản.

Đọc thêm tại:


Phân loại khách sạn theo thị trường mục tiêu

Đối với các cơ sở lưu trú là khách sạn, chúng thường được phân loại theo thị trường khách mục tiêu. Theo cách phân loại này có các loại hình khách sạn sau:
Phân loại khách sạn theo thị trường mục tiêu

- Khách sạn thương mại (Commercial Hotels)

Những khách sạn này chủ yếu phục vụ khách hàng là thương nhân hoặc cán bộ công vụ cao cấp. Loại hình khách sạn này thường nằm ở trung tâm thành phố, có qui mô vừa và lớn, chất lượng phòng ngủ và các dịch vụ cao.

-Khách sạn sân bay (Airport Hotel)

Những khách sạn này thường nằm ở vị trí gần sân bay phục vụ khách du lịch transit (quá cảnh). Thị trường khách chủ yếu của nó bao gồm: hành khách transit - chuyển từ chuyến bay này sang chuyến bay khác, phi hành đoàn và những hành khách bị nhỡ hoặc hoãn chuyến bay.

- Khách sạn căn hộ (Apartment Hotel! All- Suite Hotels)

Khách sạn căn hộ bao gồm nhiều phòng ngủ được thiết kế theo kiểu căn hộ, mỗi phòng ngủ căn hộ có phòng ngủ, phòng khách, có thể có thêm bếp. Các khách sạn loại căn hộ thường được xây dựng ở ngoại ô thành phố. Thị trường chủ yếu gồm: khách du lịch đi nghỉ hè hoặc cuối tuần, thương nhân, người dân di cư chưa có chỗ ở ổn định...

- Khách sạn sòng bạc (Casino Hotels)

Ở khách sạn sòng bạc, dịch vụ buồng ngủ và ăn uống chủ yếu cung cấp cho khách du lịch đánh bạc.
Loại hình khách sạn này thường rất sang trọng với các hình thức giải trí nổi tiếng, có nhiều loại sòng bạc để thu hút khách hàng. Nhiều địa danh nổi tiếng vói loại hình khách sạn sòng bạc như Las Vegas ở Hoa Kỳ, đặc khu hành chính Macao (Trung Quốc). Ở Việt Nam hiện tại có khách sạn sòng bạc ở Đồ Sơn (Hải Phòng), hoặc ở Lào Cai, Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh).

- Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort Hotels)

Loại hình khách sạn này chủ yếu phục vụ khách đi nghỉ mát, nghỉ dưỡng. Nó có thể hoạt động theo mùa hoặc quanh năm tùy thuộc vào vị trí và loại hình dịch vụ.

Khách sạn nghỉ dưỡng thường nằm xa thành phố nhưng thuận tiện về giao thông, có phong cảnh đẹp, khí hậu thuận lợi cho các hoạt động thể thao, thư giãn.... của khách du lịch. Các loại dịch vụ của nó rất đa dạng. Ngoài đối tượng chủ yếu là khách nghỉ dưỡng, hiện nay, các khách sạn này còn cung cấp các dịch vụ cho nhóm khách du lịch Hội nghị, hội thảo,...

-Khách sạn B&B (Bed & Breakfast Hotel)

Loại hình khách sạn này khá phổ biến ở Châu Âu, đặc biệt là ở Ánh, Ailen...
Loại hình khách sạn này thường có qui mô dưới 30 phòng. Chủ khách sạn có thể cũng là người phục vụ khách ăn sáng và thực hiện các dịch vụ khác. Khách sạn có thể vừa là nơi ở của những người chủ.
Loại hình khách sạn Mini ở nước ta có đặc điểm tương đồng với loại hình này.

- Khách sạn hội nghị (Convention Hotels)

Loại hình khách sạn này cung cấp các dịch vụ liên quan tái hội nghị, hội thảo. Tại đây thường có các loại phòng họp đầy đủ tiện nghi; nhiều loại nhà hàng; quầy bán hàng lưu niệm; phòng ngủ sang trọng; dịch vụ thuê xe, đặt vé máy bay...

- Khách sạn sân Golf (Golf Hotel)


Những khách sạn này thường được xây dựng tại các sân golf, Thị trường chủ yếu là những ngưòi choi golf. Ngoài ra, khách sạn này còn phục vụ khách hội nghị, hội thảo. Các dịch vụ chủ yếu của khách sạn sân Golf gồm: phòng ngủ, các loại nhà hàng, Bar, Bi da, Cà phê, Karaoke, Internet, phòng tập thể dục, chăm sóc sắc đẹp, phòng hội nghị,...

Đọc thêm tại: http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/phan-loai-theo-muc-o-dich-vu.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: Kinh doanh du lịch, du lich la gi

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Phân loại cơ sở lưu trú theo kiến trúc và trang thiết bị

Theo tiêu chí này, các cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà có phòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác...
Phân loại cơ sở lưu trú theo kiến trúc và trang thiết bị

-           Khách sạn (Hotel)

Khách sạn là loại hình lưu trú chủ yếu chiếm tỷ trọng phòng ngủ cao nhất, thu hút nhiều lao động và tạo ra doanh thu cao nhất trong tổng thể các loại hình cư trú.

Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, kiên cố, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ cho khách du lịch. Các tiện nghi tối thiểu của khách sạn gồm: phòng ngủ, các nhà hàng phục vụ ăn uống, một số tiện nghi giải trí.

-Khách sạn xa lộ (Motel)

Đây là cơ sở lưu trú dạng khách sạn với kiến trúc thấp tầng, được xây dựng bên ngoài thành phố, thị xã gần các tuyến đường giao thông chính hoặc giao điểm các trục đường, bảo đảm cắc dịch vụ phục vụ khách du lịch bằng phương tiên cơ giới và các dịch vụ bảo dưỡng, sữa chữa phương tiện vận chuyển cho khách.

- Làng du lịch (Tourist Village )

Làng du lịch là một quần thể các biệt thự, Bungalow, tối thiểu có 500 giường được quy hoạch, xây dựng với đầy đủ các cơ sở dịch vụ sinh hoạt và vui chơi giải trí cần thiết, tàng du lịch được phân bố ở vùng biển, vung núi, vùng nước khoáng

-Bãi cắm du lịch (Camping)

Đây là khu đất dược quỵ hoạch sẵn nằm gần Các khu du lịch nghỉ núi, nghỉ biển, nghỉ mát (gần sông, núi, biển, hồ,.,.) với Cấc trang thiết bị phục vụ khách dến cắm trại hoặc khách có phương .tiện vận chuyển (ôtô, xe máy...) đến nghỉ.

- Bungalow

Bungalow là cơ sở lưụ trú dược làm bằng gỗ hoặc các vật liệu RPng họp khác theo phương pháp lắp ghép giản tiện. Bungalow có thể đuợc làm đơn chiếc hoặc thành dãy, thành cụm và thường được dựng trong các làng biển, nghi núi hoặc làng du lịch.

-Biệt thự du lịch
Biệt thụ du lịch thường là các căn nhặ khép kín có phòng ngủ, bếp, phòng tắm, có vườn bao quanh và có thể có bể bơi; là cơ sở lưu trú đựơc xây dựng trong các khu du lịch nghỉ biển, làng du lịch hoặc tại thành phố.

-Nhà du lịch lưu động

Nhà du lịch lưu động thực chất là những ca bin (khoang nhỏ) có bánh xe được những ngựời đi du lịch bằng ô tô, nhằm đáp úng nhu cầu lưu trú, ăn uống tạm thòi trong chuyến du lịch của họ.

-Nhà nghỉ

Nhà nghỉ du lịch thường là các toà nhà nhỏ cố trang thiết bị đcm giản, chủ yếu cung cấp dịch vụ chồ thuê phòng (giường) và ăn sáng cho khách du lịch.

-Tàu du lịch (Cruise)

Tàu du lịch là những tàu thuỷ chuyên vận chuyển khách du lịch trong hành tiình dài ngày. Nó được xem như là một khách sạn trên biển, là loại hình lưu trú di động, trên có phòng ngủ, nhà hàng, Bar, bể bơi, sòng bạc. Mức độ tiện nghi tuỳ thuộc vào từng loại tàu và cấp hạng của nố.

-Căn hộ du lịch


Căn hộ du lịch thực chất là các nhà dân cho khách du lịch thuê. Chủ căn hộ cố thể cung cấp dịch vụ ăn uống theọ yêu cầu của khách lưu trú tại căn hộ đố. Cố hai loại căn hộ du lịch: căn hộ du lịch độc lập và căn hộ cố phòng cho khách thuê. Trong trường hợp thứ hai, chủ căn hộ vẫn ở tại căn hộ đó, họ cho khách thuê một số phòng biệt lập.


Khái niệm các cơ sở kinh doanh lưu trú

Lưu trú là một trong những nhu cầu cơ bản của khách du lịch. Các cơ sở lưu trú xuất hiện rất sớm từ thòi La Mã. Đến nay, lưu trú là một trong những ngành kinh doanh du lịch lớn nhất, nó giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.
Khái niệm các cơ sở kinh doanh lưu trú

Mặc dù chức năng chủ yếu của các cơ sở lưu trú là cung cấp các dịch vụ ngủ, ăn uống cho khách du lịch. Tuy nhiên, một người khách khi đi du lịch họ có những nhu cầu khác nhau. Vì vậy, trên thực tế, các cơ sở kinh doanh lưu trú thưòng cung cấp nhiều dịch vụ:

-           Các dịch vụ cơ bản bao gồm: phòng ngủ, nhà hàng.
-           Các dịch vụ bổ sung: phòng tiệc, quầy Bar, phòng hội nghị, vũ trường, bi da, sân gôn, xông hơi, mát xa, chăm sóc sức khoẻ, v.v...; quầy lưu niệm, shop quần áo; trung tâm cung cấp thông tin cho khách hàng; nơi đổi tiền; bưu điện; bãi đổ xe; dịch vụ Internet; thuê thư ký, máy tính, photocopy, đánh máy...


Tùy theo quy mô, cấp hạng mỗi cơ sở lưu trú có thể kinh doanh đầy đủ hoặc chỉ một số các dịch vụ nêu trên. Các cơ sở lưu trú đơn giản nhất thường chỉ cung cấp dịch vụ phòng ngủ và ăn sáng.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: du lich la gi, tổng cục du lịch Việt Nam

Các hoạt động của công ty lữ hành

Thông thường các công ty lữ hành thực hiện các công việc sau:
Các hoạt động của công ty lữ hành

-           Nghiên cứu chọn điểm đến (xét mức độ hấp dẫn, khả năng tiếp cận, các tiện nghi và dịch vụ, mức độ an toàn...);
-           Lập kế hoạch hoạt động, xây dựng các chương trình du lịch (các loại tour có thể bán, lợi nhuận có thể đạt);
-           Dàn xếp chỗ ngủ cho khách (kiểm tra các loại phòng ngủ hiện có, chất lượng, các tiện nghi...);
-           Đặt chỗ máy bay, tàu hoả;
-           Lập kế hoạch vận chuyển khách từ sân bay đến nơi lưu trú;-           Tính toán giá thành và giá bán;
-           Dàn xếp, bố trí người đại diện tại điểm đến để giải quyết các vấn đề liên quan;
-           Quảng cáo sản phẩm (in ấn, phát hành các cuốn sách nhỏ, quảng cáo trên bảo, tạp chí, Tivi, Internet,...);
-           Bán sản phẩm;
-           Tổ chức điều hành, thực hiện các tour du lịch đã bán;
-           Giải quyết các vướng mắc của khách hàng;

-           Nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: Du lịch, du lịch là gì

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Phân loại doanh nghiệp lữ hành

+ Công ty lữ hành gửi khách (Outgoing T.O): được tổ chức thành lập tại những nơi có nguồn khách lớn nhằm thu hút trực tiếp khách du lịch, đưa họ đến nhũng điểm du lịch nổi tiếng.

+ Công ty lữ hành nhận khách (Incoming T.O): được thành lập gần các vùng có tài nguyên du lịch hấp dẫn, đón nhận và phục vụ khách du lịch do các công ty lữ hành gửi khách đưa đến.

+ Công ty lữ hành tổng hợp (General T.O): thực hiện các chức năng của T.o gửi khách và Công ty lữ hành nhận khách. Nó vừa trực tiếp khai thác nguồn khách vừa đảm nhận cả việc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch. Mô hình này mới được xuất hiện vào những thập niên cuối thế kỷ XX do giai đoạn này xuất hiện những công ty du lịch đa quốc gia có tiềm lực kinh tế rất lớn, có thể đảm nhận vai trò thu hút và tiến hành phục vụ khách du lịch.
Phân loại doanh nghiệp lữ hành

Trên thực tế, ranh giới giữa các loại hình công ty lữ hành không thật sự rõ ràng và có xu hưởng bị mờ dần. Các công ty lữ hành thuần tuý có xu hướng mở rộng sang kinh doanh đại lý du lịch và các dịch vụ du lịch khác. Các công ty lữ hành gửi khá có xu hướng thành lập các văn phòng, chi nhánh, hoặc công ty con tại các điểm đến quan trọng.

Theo phân loại của các nước thuộc Vương Quốc Anh, có 4 loại công ty lữ hành chính:
-           Lữ hành quốc tế;
-           Lữ hành nội địa;
-           Lữ hành nhận khách;

-           Lữ hành chuyên biệt (chỉ cung ứng các loại tour đặc thù).


Từ khóa tìm kiếm nhiều: Du lịch, tổng cục du lịch

Công ty lữ hành nội địa

có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các công ty lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.
Công ty lữ hành nội địa

Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa:

-Có đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
- Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
- Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

Ngoài các quyến và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quy định tại điều 39 và điều 40 của Luật Du lịch, công ty kinh doanh lữ hành nội địa có các quyền và nghĩa vụ sau:

-           Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa;
-           Mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch nội địa trong thời gian.thực hiện chương trình du lịch khi khách du lịch có yêu cầu;
-           Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ phát luật, các quy định của Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến du lịch;


Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách có yêu cầu hướng dẫn viên; chịu trác nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thòi gian hướng dẫn cho khách du lịch theo hợp đồng với công ty.

Đọc thêm tại: http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/phan-loai-doanh-nghiep-lu-hanh.html

Từ khóa tìm kiểm nhiều: du lịch là gì, tổng cục du lịch

Công ty lữ hành quốc tế

có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lich nước ngoài; thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa.
Công ty lữ hành quốc tế

Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế:

-           Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nưóc về du lịch ở trung ương cấp.

-           Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh được quy định tại khoản 1 điều 47 của Luật Du lịch.

-           Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

-           Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.

-           Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.

Tính đến năm 2005, toàn quốc có 400 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 204 doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, 124 doanh nghiệp nhà nước, 63 doanh nghiệp cổ phần, 8 liên doanh và 2 doanh nghiệp tư nhân.

Đọc thêm tại:


Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Công ty kinh doanh lữ hành (Tour operator - T.O)

Là một đơn vị kinh doanh, sắp xếp các dịch vụ du lịch riêng lẻ thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh để bán cho khách du lịch. Công ty lữ hanh phát triển khá mạnh, ngay cả khi xuất hiện cạch thức bán sần phẩm du lịch qua mạng Internet,. Cặp công ty lữ hành tồn tại vì nó có thể bán cho khách du lịch một chuyến du lịch rẻ hơn giá khách du lịch phải trả trọng trường hợp họ mua lè: các dịch vụ.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập công ty.
Công ty kinh doanh lữ hành (Tour operator - T.O)

Công ty kinh doanh lữ hành bao gồm công !ỵ kinh doanh lữ hành nội địa và công ty kinh doanh lữ hành quốc tế.

Công ty kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa. Công ty kinh doanh lữ hành nội địạ không được kinh doạnh lữ hành quốc tế.

Các công ty lữ hành thường có hai loại: công ty lữ hành bán buôn và công ty lữ hành bán lẻ.

-           Công ty lữ hành bán buôn: thực hiện việc bán tour thông qua các chi nhánh, các điểm bán lẻ của họ hoặc thông qua các đại lý lữ hành. Công ty bán buôn có thể chào bán các tour trọn gói cho cho công chúng với giá thấp so với tự tổ chức chuyến đi vì họ mua được các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, tham quan, ăn uống với số lượng lớn và giá chiết khấu.

Tại các nước phát triển, số lượng công ty lữ hành bán buôn tăng nhanh trong vài chục năm gần đây. Một số đơn vị lữ hành bán buôn còn cung cấp dịch vụ vận chuyển mặt đất và bán lẻ tour tại các điểm đến có nhu cầu cao.

-           Công ty lữ hành bán lẻ: thực hiện việc bán các tour du lịch trực tiếp cho công chúng. Sản phẩm chính của các công ty này gồm dịch vụ vận chuyển, lưu trú, các chuyến nghỉ hè trọn gói.

Hiện nay, cách phân loại này đang được áp dụng chủ yếu đối với các công ty lữ hành ở các nước trên thế giới.

Đọc thêm tại:

Đại lý lữ hành (Travel agency)

Đại lý lữ hành (Travel agency)Đại lý lữ hành là một tổ chức trung gian thay mặt cho khách hàng sắp xếp với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch (các công ty hàng không, các tập đoàn khách sạn, khách sạn, nhà hàng,...) và nhận tiền hoa hồng của các đơn vị này. Kinh doanh đại lý lữ hành là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp. Kinh doanh đại lý lữ hành là việc thực hiện các dịch 1 vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung icấp thông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng. Đại lý lữ hành đóng vai trò một ngưòi môi giới, mang người mua, ngưòi bán lại với nhau. Công việc của đại lý du lịch thường bao gồm quảng cáo, bán tour (hoặc vé), thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm du lịch. Bên cạnh việc bán tour trọn gói, các đại lý du lịch chuẩn bị các chương trình du lịch đơn lẻ, tham gia dàn xếp chỗ lưu trú, ãn uống, tham quan, vận chuyển khách và hành lý từ sân bay, bến tàu về khách sạn. ở nước ta, số lượng đại lý lữ hành tăng rất nhanh.

Ngoài ra, đại lý lữ hành còn là một đơn vị chuyên môn có những hiểu biết về mạng lưới giao thông, lưu trú, nhà hàng, điểm giải trí, tỷ giá hối đoái, giá cả các dịch vụ,... và những quy định liên quan. Do vậy, đại lý lữ hành cũng làm chức năng của một chuyên gia, tư vấn cho khách du lịch trong việc lựa chọn các chương trình du lịch.

Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán- chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh cố thẩm quyền;

Sản phẩm của công ty lữ hành

Sản phẩm của các công ty lữ hành thành 3 nhóm cơ bản:
Sản phẩm của công ty lữ hành

1.Các dịch vụ trung gian:
-           Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay
-           Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thuỷ, đường sắt, ôtô...
-           Môi giới cho thuê xe ôtô
-           Môi giới và bán bảo hiểm
-           Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch
-           Đăng ký đặt chỗ trong khách sạn
-           Các dịch vụ môi giới trung gian khác I (2) Các chương trình du lịch trọn gói

2.Các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp.

3.Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp:

Các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình, các công ty lữ hành lớn hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến du lịch.
-           Kinh doanh khách sạn, nhà hàng
-           Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí
-           Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thuỷ...

-           Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch


Từ khóa tìm kiếm nhiều: du lịch Việt Nam, du lich la gi

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Khái niệm công ty kinh doanh lữ hành

Trong quá trình phát triển của ngành du lịch, ngành kinh doanh lữ hành ra đời và trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của ngành du lịch.
Khái niệm công ty kinh doanh lữ hành

Theo Luật Du lịch: “Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”. “Kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi”.

Kỉnh doanh lữ hành hiểu theo nghĩa rộng là tổ chức các hoạt động nhằm cung cấp những dịch vụ được sắp đặt trước nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch để thu được lợi nhuận.

Theo Luật Du lịch: Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp; Doanh nghiệp kỉnh doanh lữ hành bao gồm 'doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp lữ hành quốc tế; Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế.
Vì sao cần có các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành?

Các sản phẩm du lịch được tạo ra bởi nhiều nhà cung ứng, tuy nhiên, các nhà cung ứng này thường không thể bán trực tiếp tất cả các sản phẩm của mình cho khách vì nhiều lý do. Đặc biệt, các đơn vị cung ứng gặp phải bất lợi về khả năng đáp ứng các nhu cầu có tính đồng bộ của khách hàng và cung của các bộ phận này thường mang tính chất cố định, còn cầu về các hàng hoá và dịch vụ du lịch lại phân tán khắp mọi nơi. Những hạn chế đó làm nảy sinh sự cần thiết của các tổ chức trung gian - các tổ chức kinh doanh lữ hành. Sự ra đòi của các tổ chức này đã thức đẩy mạnh mẽ sự phát triển du lịch thông qua các vai trò sau:

-           Thực hiện các hoạt động trung gian nối liền giữa khách du lịch với các nhà cung ứng hàng hoá và dịch vụ du lịch. Trên cơ sỏ đó rút ngắn được khoảng cách.

-           Có khả năng cung cấp cho khách những sản phẩm đồng bộ, trọn gói thông qua việc liên kết các dịch vụ của các nhà cung ứng du lịch nhằm tạo cho khách hàng sự chủ động cao và hiệu quả trong các chuyến đi du lịch.

Đọc thêm tại: http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/san-pham-cua-cong-ty-lu-hanh.html

Các bộ phận cấu thành nghành công nghiệp du lịch

Như trên đã trình bày, nhu cầu của khách du lịch trong suốt chuyến đi rất đa dạng. Sau khi đã rời khỏi nhà đến một nơi khác, khách du lịch cần được thoả mãn một loạt các nhu cầu về vận chuyển; awn uống; ngủ;nghỉ ngơi; vui chơi; giải trí; tham quan; mua sắm; hội họp; giao tiếp; hướng dẫn du lịch; các dịch vụ khác...
Các bộ phận cấu thành nghành công nghiệp du lịch

Để thỏa mãn các nhu cầu dỏ cua khách du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch ra đời và ngày càng phát triển cả về qui mô và chủng loại. Mỗi đơn vị kinh doanh du lịch thông thường chỉ cung cấp một hoặc một số dịch vụ du lịch nhất định. Chính vì vậy, trên thực tế, có nhiều loại hình đơn vị kinh doanh du lịch khác nhau: cung cấp dịch ị vụ cho một đoàn khách nhất định: công ty lữ hành, công ty vận chuyển khách, các khách sạn, khu hôi nghị, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, cửa hàng bần lẻ,... Sự phát triển cac cớ sở cung cấp dich vụ đu lịch đến một mức độ nhất định đòi hỏi phải hình thành ngành công nghiệp du lịch.

Theo Leipeoh: “Công nghiệp du lịch là một tập hợp các doanh nghiệp và tổ chức liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm du lịch”. Công nghiệp du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Nó được coi là ngành kinh 1 doanh tổng hợp, ngành xuất khẩu tại chỗ. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) nảm 2004, lao đông ngành dụ lịch chiếm '10% tổng lao động thế giói, du lịch lấ ngành xuất khẩu'lẳn nhất (xấp xỉ 555 tỷ USD), chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ toàn thế giới; tiếp đó là công nghiệp ôtô (550 tỷ ƯSD), công nghiệp hoá chất (525 ty USD).

Mặc dù mỗi bộ phận cấu thành cồng nghiệp du lich có bản chất ịvà vị trí riêng nhung chúng đều có các điểm chung sau đây :

- Mức độ tập trung hoá khá thấp, phần lớn các đơn vị kinh ỉdoanh có quy mô vừa và nhỏ;
-           Tỷ lệ giữa chi phí cô' định và chi phí biến đổi rất cao; chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí điện, nước, tiền lương, tiến công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi .phí hoạt động của mỗi đơn vị kinh doanh;
-           Mức độ tiếp xúc với khách hàng cao, do vậy hầu hết nhân viên phải được đào tạo cả vể mặt kinh doanh và chăm sóc khách hàng;
-           Vị trí kinh doanh tốt, dễ tiếp cận vói thị trường đóng vai trò rất quan trọng đối với thành công của dơn vị kinh doanh.
-           Khách hàng ít trung thành, nhu cầu biến động lớn;
-           Sản phẩm thuộc loại “mau hỏng” không thể tồn kho;
-           Trong thực tiễn kinh doanh, thiếu công tác quản trị nguồn nhân lực và marketing.
-           Kinh doanh có tính thời vụ, cung cầu về sản phẩm thường mất cân đối;

Quan hệ dọc và quan hệ ngang trong ngành công nghiệp du lịch |CÓ xu hướng tăng vì du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp, tính da ngành.

Ngành công nghiệp du lịch thuộc lĩnh vực dịch vụ. Nó bao gồm: các đơn vị kinh doanh du lịch (chuyên hoặc đa ngành); các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cơ quan nghiên cứu đào tạo thông tin tuyên truyền.

Bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp du lịch là một mạng lưới các cơ sở kinh doanh cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch. Các đơn vị kinh doanh du lịch thường được phân chia theo các chuyên ngành sau: lưu trú, ăn uống; Lữ hành, vận chuyển; Các điểm du lịch (các vườn quốc gia, các công viên chủ đề);

Theo quy định hiện hành: Doanh nghiệp du lịch là tổ chức kinh doanh một hoặc một số dịch vụ du lịch, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế dộc lập, hoạt động theo pháp luật.

Luật Du lịch quy định: Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ bao gồm các ngành nghề sau đây:
-           Kinh doanh lữ hành;
-           Kinh doanh lưu trú du lịch;
-           Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
-           Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;

-           Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: du lich la gi, tổng cục du lịch Việt Nam