Pages

Subscribe:

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Xúc tiến du lịch

Nội dung xúc tiến du lịch

Nhà nước tổ chức, hướng dẫn hoạt động xúc tiến du lịch với các nội dung chủ yếu sau đây:
Xúc tiến du lịch

1.         Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế;

2.         Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc;

3.         Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa phương; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch;

4.         Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp vói thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch.

Chính sách xúc tiến du lịch

1.         Nhà nưóc quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ỏ trung ương và địa phương với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.

2.         Bộ, ngành, cơ quan thông tin đại chúng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước vé du lịch ở trung ương tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.

3.         Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng chuyên gia, phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài tham gia vào hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người, du lịch Việt Nam.

4.         Nhà nước khuyến khích và có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về du lịch cho các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Hoạt động xúc tiến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia; chủ trì, phối hợp với Ưỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cố sự tham giã của các doanh nghiệp du lịch tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên địa phương.

2.         Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thiết lập các văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài tại các thị trường du lịch trọng điểm để đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch theo quy định của Chính phủ.

3.         Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thành lập cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia và tổ chức thông tin du lịch tại các cửa khẩu quốc tế.

4.         Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiên du lịch của địa phương; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch tại địa phương; phối hợp vói cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và ở địa phương khác trong hoạt động xúc tiến du lịch.

Hoạt động xúc tiến du lịch của doanh nghiệp du lịch

Các doanh nghiệp du lịch được quyền chủ động hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác để tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, tham gia các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia. Chi phí hoạt động xúc tiến quảng bá của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: Du lịch, du lịch là gì, tổng cục du lịch

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên

1.         Hướng dẫn viên có các quyền sau đây:

a)         Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đổng đã ký với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;
b)         Tham gia tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch;
c)         Nhận lương, thù lao theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;
d)         Tham gia thi tuyển, công nhận cấp bậc nghề nghiệp hưóng dẫn viên;
đ) Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch nhưng phải báo cáo với người có thẩm quyền ngay khi điều kiện cho phép và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên

2.         Hướng dẫn viên có các nghĩa vụ sau đây:

a)         Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan, du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
b)         Thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho khách du lịch và các quyền lợi hctp pháp của khách du lịch;
c)         Huống dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách; trường hợp khách du lịch có yêu cầu thay đổi chương trình du lịch thì phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định;
d)         Có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch;
đ) Hoạt động đúng quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật này; đeo thẻ hướng dẫn viên trong khi hướng dẫn du lịch;
e)         Tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức;
g) Bồi thường cho khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

* Những điều hướng dẫn viên du lịch không được làm

1.         Cung cấp thông tin làm phương hại chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.
2.         Có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; làm sai lệch giá trị văn hoá, lịch sử Việt Nam.
3.         Đưa khách du lịch đến khu vực cấm.
4.         Thu lợi bất chính từ khách du lịch; nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.
5.         Tùy tiện thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.
6.         Phân biệt đối xử đối vói khách du lịch.

7.         Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên của mình hoặc sử dụng thẻ hướng dẫn viên của người khác; sử dụng thẻ hướng dẫn viên đã hết hạn.

Đọc thêm tại: http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/12/xuc-tien-du-lich.html

Đổi, cấp lại, thu hồi thẻ hướng dẫn viên

1.         Việc đổi thẻ hướng dẫn viên được quy định như sau:
Đổi, cấp lại, thu hồi thẻ hướng dẫn viên

a)         Ba mươi ngày trước khi thẻ hết hạn, hướng dẫn viên phải làm thủ tục đề nghị đổi thẻ hướng dẫn viên mới;

b)         Hồ sơ đề nghị đổi thẻ hướng dẫn viên gồm đơn đề nghị đổi thẻ hướng dẫn viên; giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền cấp và bản sao thẻ hướng dẫn viên cũ;

c)         Người đề nghị đổi thẻ hướng dẫn viên nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tình.
2.         Việc cấp lại thẻ hướng dẫn viên được quy định như sau:

a)         Thẻ hướng dẫn viên được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng;

b)         Người đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên nộp hồ sơ gồm đơn để nghị cấp lại thẻ, giấy xác nhận bị mất thẻ hoặc thẻ bị hư hỏng kèm theo hai ảnh quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 74 của Luật này cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tình.

3.         Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đẩy đủ, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên cho người đề nghị; trưòng hợp từ chối thì phải trả lời cho người đề nghị bằng văn bản, nêu rõ lý do.

4.         Việc thu hổi thẻ hướng dẫn viên được quy định như sau:

a)         Hướng dẫn viên bị thu hồi thẻ nếu vi phạm một trong những nội dung quy định tại Điều 77 của Luật này;


b)         Hướng dẫn viên du lịch bị thu hồi thẻ chỉ được xem xét cấp thẻ sau thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi thẻ. Hồ sơ và thủ tục đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên trong trường hợp bị thu hồi được áp dụng như đối với trường hợp cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch mới.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: Du lịch, du lịch là gì

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Kinh doanh dịch vụ du lịch

Kinh doanh dich vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch
Kinh doanh dịch vụ du lịch

Kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch bao gồm kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch, ăn uống, mua sắm, thể thao, giải trí, thông tin và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.

Cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương quy định tiêu chuẩn và mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.

2. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sờ kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch thuộc địa bàn quản lý.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch

1.         Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành, lưu trú du lịch, vận chuyển khách du lịch có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này và các quyền, nghĩa vụ tương ứng quy định tại các điều 45, 50,60 và 66 của Luật này.

2.         Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này và có các quyền, nghĩa vụ sau đây:

a)         Được gắn biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch;

b)         Được các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lựa chọn, đưa khách du lịch đến sử dụng dịch vụ và mua sắm hàng hoá;

c)         Bảo đảm tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trong suốt quá trình kinh doanh;


d)         Chấp hành các quy định của khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch do cơ quan có thẩm quyền ban hành.





Từ khóa tìm kiếm nhiều: Du lịch, tổng cục du lịch

Kinh doanh phát triển điểm du lịch,khu du lịch

Kinh doanh phát triền khu du lịch, điểm du lịch
Kinh doanh phát triển điểm du lịch,khu du lịch

1.         Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiẻm năng vào khai thác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tẩng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch.

2.         Tổ chức, cá nhân kỉnh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch phải xây dựng dự án phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3.         Thủ tục phê duyệt dự án thực hiện theo quy định của pháp luật vẻ đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quyển và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch

Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1.         Được hưởng ưu đãi đẩu tư, được giao đất cố tài nguyên du lịch phù hợp với dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

2.         Được thu phí theo quy định của pháp luật về phí và lộ phí;

3.         Quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;


4.         Quản lý kinh doanh dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đọc thêm tại: http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/12/kinh-doanh-dich-vu-du-lich.html

Từ khóa tìm kiểm nhiều: du lịch là gì, tổng cục du lịch

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch

1. Ngoài các quyền được quy định tại Điều 39 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có các quyền sau;
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch

a)         Thuê tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài quản lý, điều hành và làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch;

b)         Ban hành nội quy, quy chế của cơ sở lưu trú du lịch;

c)         Từ chối tiếp nhận hoặc huỷ bỏ hợp đồng lưu trú đối với khách du lịch trong trường hợp khách du lịch có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở lưu trứ du lịch hoặc cơ sở lưu trú du lịch không còn khả năng đạp ứng hoặc khách du lịch có yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở lưu trú du lịch;

d)         Lựa chọn loại hình dịch vụ và sản phẩm hàng hoá không ưái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sồ lưu ưú du lịch.

2. Ngoài các nghĩa vụ được quy định tại Điều 40 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch có các nghĩa vụ sau đây:

a)         Tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt dộng kinh doanh lưu trú du lịch và kinh doanh đúng ngành, nghề dã đăng ký;

b)         Gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhộn và chỉ được quảng cáo đúng vói loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận;

c)         Niêm yết công khai giá bán hàng và dịch vụ, nội quy, quy chế của cơ sờ lưu trú du lịch bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; thông báo rõ với khách du lịch về chương trình khuyến mại của cơ sở lưu trú du lịch trong từng thời kỳ;

d)         Bảo đảm chất lượng phục vụ, chất lượng trang thiết bị ổn định, duy trì tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú du lịch theo đúng loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận;
đ) Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm vệ sinh môi trường, vẽ sinh an toàn thực phẩm, an toàn thiết bị; thực hiện nghiêm chỉnh quy định về phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của khách du lịch;

e)         Thực hiện đúng quy định của cơ quan quản lý nhà nước về y tế khi phát hiện khách du lịch có bệnh truyền nhiễm;

g)         Thực hiện việc khai báo tạm trú cho khách du lịch theo quy định của pháp luật;

h)         Bổi thường cho khách du lịch về thiệt hại do lỗi của mình gây ra.


3.         Loại cơ sở lưu trú du lịch quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 62 của Luật này dã được công nhận xếp hạng sao hoặc hạng cao cấp khi kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cố điều kiện khổng cẩn phải cố giấy phép kinh doanh đối với từng hàng hoá, dịch vụ, nhưng phải dăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện.

Đọc thêm tại:

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Kinh doanh lưu trú khách du lịch

*Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch
Kinh doanh lưu trú khách du lịch

1.         Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện quy định tại Điều 64 của Luật này được kinh doanh lưu trú du lịch.
2.         Tổ chức, cá nhân có thể kinh doanh lưu trú du lịch tại một hoặc nhiều cơ sở lưu trú du lịch.

*Các loại cơ sở lưu trú du lịch

Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
1.         Khách sạn;
2.         Làng du lịch;
3.         Biệt thự du lịch;
4.         Căn hộ du lịch;
5.         Bãi cắm trại du lịch;
6.         Nhà nghỉ du lịch;
7.         Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê;
8.         Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

*Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
1.         Cơ sở lưu trú du lịch quy định tại Điều 62 của Luật này được xếp hạng theo tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm:

a)         Khách sạn và làng du lịch được xếp theo năm hạng là hạng 1 sao, hạng 2 sao, hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao;

b)         Biệt thự du lịch và căn hộ du lịch được xếp theo hai hạng là hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự du lịch, căn hộ du lịch và hạng đạt tiêu chuẩn cao cấp;

c)         Bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác được xếp một hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trứ du lịch.

2.         Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương ban hành để áp dụng thống nhất trong cả nước.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thẩm định, xếp hạng 3 sao, hạng 4 sao, hạng 5 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng cao cấp cho biệt thự du lịch, căn hộ du lịch.

Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thẩm định, xếp hạng 1 sao, hạng 2 sao cho khách sạn, làng du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh biệt thự, căn hộ du lịch; hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch đối với bãi cắm trại, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác.

4.         Việc thu, nộp và sử dụng phí xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo quy định của pháp lụật về phí và lệ phí.

5.         Sau ba năm được xếp hạng, cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định để công nhận lại hạng phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất và dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch.

Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch

Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải cố đủ các điều kiện sau đây:

1.         Cấc điều kiện chung bao gồm:
a)         Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;
b)         Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trưòng, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch;

2.         Các điểu kiện cụ thể bao gồm:

a)         Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương úng đối với mỗi loại, hạng;

b) Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiểt bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;


c)         Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.


Đọc thêm tại:

Kinh doanh và vận chuyển khách du lịch

*Kinh doanh vận chuyển khách du lịch

1.         Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.
2.         Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải đãng ký kinh doanh và tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận chuyển khách theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh và vận chuyển khách du lịch

*Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch

1.         Có phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch đạt tiêu chuẩn và được cấp biển hiệu riêng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

2.         Sử dụng người điều khiển và người phục vụ trên phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch có chuyên môn, sức khoẻ phù hợp, được bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch.

3.         Có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ và tài sản của khách du lịch trong quá trình vận chuyển; mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển.

*Cấp biển hiệu cho phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch

1. Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch phải đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi ưường, chất lượng dịch vụ và được cấp biển hiệu riêng theo mẫu thống nhất do Bộ Giao thông vận tải ban hành sau khi thỏa thuận với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.

2.         Bộ Giao thông vận tải tổ chức việc cấp biển hiệu riêng cho phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương.

3.         Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch có biển hiệu riêng được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ để đốn, trả khách du lịch tại bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch.

*Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1.         Lựa chọn phương tiện vận chuyển khách du lịch;
2.         Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng vói khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;
3.         Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 58 của Luật này trong quá trình kỉnh doanh;
4.         Mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển;

5.         Gắn biển hiệu chuyên vận chuyển khách du lịch ởnơi dễ nhận biết trên phương tiện vận chuyển.

Đọc thêm tại:


Hợp đồng lữ hành

*hợp đồng lữ hành
Hợp đồng lữ hành

1.         Hợp đồng lữ hành là sự thoả thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh ỉữ hành và khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch vẻ việc thực hiện chương trình du lịch.

2.         Hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản.

3.         Ngoài nội dung của hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự, hợp đồng lữ hành còn có những nội dung sau đây:

a)         Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;
b)         Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;
c)         Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng;
d)         Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.

4.         Khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành là hợp đồng giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành giao đại lý, đồng thời có ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành.

*Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành

1. Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a)         Đãng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;
b)         Có hợp đồng đại lý vói doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

*Hợp đồng đại lý lữ hành

1. Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 53 của Luật này.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý lữ hành bao gồm:

a)         Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý;
b)         Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý;
c)         Mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý;
d)         Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.

*Trách nhiệm của bên giao đại lý lữ hành

1.         Kiểm ưa, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành.

2.         Tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bẽn nhận đại lý lữ hành bán; chịu trách nhiệm với khách du lịch vé chương trình du lịch giao cho bên nhân đại lý lữ hành.

3.         Hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương ưình du lịch.

Điều 56. Trách nhiệm của bên nhận đại lý lữ hành
1.         Không được sao chép chương trình du lịch của bên giao đại lý dưới bất kỳ hình thức nào.
2.         Lập và lưu giữ hổ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch.
3.         Không dược bán chương trình du lịch với giá cao hơn giá của bên giao đại lý.
4.         Treo biển đại lý lữ hành ở vị ưí dễ nhận biết tại trụ sở đại lý.

5.         Thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: du lịch Việt Nam, du lich la gi