Pages

Subscribe:

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Thực trạng nguồn lao động du lịch tại Việt Nam

Tính đến năm 2005, cả nước có khoảng 234.096 lao động các ngành nghề làm việc trực tiếp trong ngành du lịch. Trong đó đội ngũ quản lý thuộc các cơ quan quản lý nhà nước chiếm 0,7%, quản lý tái các doanh nghiệp (từ trưởng, phó phòng trở lên) chiếm 6,7%, lao động nghiệp vụ 92,6% .
Thực trạng nguồn lao động du lịch tại Việt Nam

-Về cơ cấu lao động xét theo trình độ đào tạo

Lao động có trình độ nghề du lịch sơ cấp chiếm tỉ lệ lớn với !8%. Đặc biệt số lao động nghề dưới sơ cấp (qua đào tạo tại chỗ hoặc đào tạo huấn luyện không chính quy) chiếm tới 53,8%. Như vậy lực lượng lao động hiện có của ngành du lịch cần được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng. Số lao động đào tạo ở trình độ trung cấp chiếm 15,3% cho thấy tỷ trọng lao động nghiệp vụ lành nghề chưa cao. Đặc biệt lao động nghề bậc cao đã được đào tạo ở trình độ cao đẳng và đại học chỉ chiếm 12,7%.

- Xét theo ngành nghề kinh doanh

Lao động trong ngành khách sạn, nhà hàng chiếm tỉ lệ cao (với 49,1%), điểu này cũng phù hợp với thực tế ngành nghề kinh doanh đòi hỏi nhiểu lao động trực tiếp.

Sự phân bố lực lượng lao động trong ngành du lịch cũng không đều theo từng vùng, miền và địa phương khác nhau. Nếu xem xét sự phân bố lao động theo địa phương, qua số liệu điều tra thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố tập trung nhiều lao động nhất. Trong đó, lao động trong ngành du lịch tại Hà Nội chiếm 14,14% và lao động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm 24,41% tổng số lao động du lịch trong cả nước.

-           Xét về năng lực của lao động

Trong ngành du lịch nước ta, kết quả điều tra xã hội học cho thấy, ngoài tiếng Anh, năng lực về các ngoại ngữ khác của lao động ngành du lịch được đánh giá rất thấp. Tuy nhiên, những năng lực chuyên sâu lại được đánh giá tương đối cao về mức độ đáp ứng yêu cầu công việc như "Kiến thức quản lý, lãnh đạo ",''Quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ” và ‘Thống kê du lịch Các nghiên cứu thực tế gần đây còn cho thấy, tại nhiều lĩnh vực chuyên môn còn thiếu nhiều các lao động nghiệp vụ và chuyên gia, đặc biệt là thiếu đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, những chuyên gia hoạch định chính sách, những cán bộ nghiên cứu chiến lược phát triển ngành; thiếu những chuyên gia đầu ngành giỏi kỹ thuật, nghiệp vụ du lịch trong từng ngành nghề nhất định.


Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực du lịch hiện tại vẫn còn hạn chế về nhiều mặt. Thực tế nêu trên đang đặt ra những yêu cầu đòi hỏi cao và cấp bách đối với công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.


Từ khóa tìm kiểm nhiều: du lịch là gì, tổng cục du lịch