Pages

Subscribe:

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Tác động tích cực của du lịch đối với môi trường

Môi trường được hiểu theo nghĩa rộng là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến một vật thể hoặc một sợ kiện nào đố và cũng chịu tác động ngược lại của vật thể đó. Môi trường chung bao gồm môi trường tự nhiên, dù bị con người tác động ở mức độ khác nhau nhưng vẫn phát triển theo qui luật đặc thù riêng và môi trường nhân tạo là được tạo bởi lao động và ý thức của con người từ nguồn vật liệu tự nhiên nhưng khác nhiều hoặc khác hẳn các vật thể tương tự trong thiên nhiên.
Tác động tích cực của du lịch đối với môi trường

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, hoặc ít chịu chi phối của con người. Môi trường xã hội là tổng thể- các mối quan hệ trong xã hội thống qua các hình thái tổ chức xã hội, các thể chế kinh tế xẵ hội. Môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.

Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định nên các hoạt động du lịch liên quan chặt chẽ với môi trường (cả tự nhiên, xã hội và nhân văn). Vì vậy, giữa du lịch và môi trường?, đặc biệt là môi trường tự nhiên có sự quan hệ tương hỗ với nhau rất mật thiết.

Hoạt động du lịch luôn gắn vói việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên, điều này có nghĩa là tài nguyên yà môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra các sản phẩm du lịch. Sự phong phú của tài nguýẻn du lịch là cơ sở tạo nên các ioại hình du lịch và hình thành các điểm du lịch. Hiện nay, các chuyên gia nghiên cứu về du lịch đều khẳng định rằng, tài nguyên du lịch là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối vói sự phát triển của du lịch.
Ngược lại, du lịch có tác động đến môi trường trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Dưới đây, chỉ xem xét tác động của du lịch đến môi trường tự nhiên

-           Du lịch góp phần vào việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là:
Du lịch làm tăng giá trị kinh tế, hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên: rừng, mặt nước, cảnh quan...

Du lịch góp phần khai thác tốt hơn, có hiệu quả hơn các không gian, cảnh quan thiên nhiên: hang động, núi đá, suối, sông, suối ngầm; làm đẹp thêm, làm giàu thêm các cảnh quan thiên nhiên bằng các đầu tư mới, làm phong phú thêm các không gian du lịch do các bổ sung đầu tư du lịch.

Du lịch thúc đẩy việc nghiên cứu, phát hiện, công nhận thêm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn mới; tăng cường đầu tư xây dựng thêm các khu vui chơi, khu giải trí mới.

-           Du lịch làm tăng khối lượng và chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là:
Đầu tư của du lịch góp phần làm giàu rừng tự nhiên thông qua các dự án trồng rừng bổ sung rừng nghèo, khoanh nuôi, tái sinh rừng suy kiệt. Du lịch đầu tư có việc mở rộng diộn tích rừng nhân tạo ở những khu du lịch trọng điểm.
Du lịch góp phần làm giàu đa dạng sinh học, làm phong phú thêm các hệ sinh thái bằng cách bổ sung các loài thực vật và động vật mới.
Ở những vùng du lịch trọng điểm, quy hoạch phát triển du lịch góp phần nâng cao giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị các cảnh quan đặc sắc và đặc hữu.

Du lịch góp phần làm thay đổi mục đích sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng tạo thêm những giá tri mới, tăng thêm những giá trị hiện có của tài nguyên.

- Du lịch góp phần nâng cao giá trị tài nguyên - môi trường.

Giá trị của đầm phá, khu rừng được tăng lên rất nhiều lần vì cùng với sự phát triển của du lịch, người ta thấy thêm giá trị cảnh quan, giá trị nghỉ ngơi, thư giãn cho khách du lịch.

Du lịch làm tăng giá trị những cảnh quan bình thường, mà đối với người dân tại địa phương, hầu như không quan tâm tới các giá tri đó có như các miệt vườn, các tràm chim, các lối mòn trong rừng, rặng san hô...

Đọc thêm tại: