Pages

Subscribe:

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Con đường phát triển nghề nghiệp của người lao động

Để cung cấp các cơ hội việc làm phục vụ cho phát triển và tăng trưởng các cơ sở đào tạo và các giám đốc về nhân sự cần phải nắm vững quan điểm về Con đường phát triển nghề nghiệp trong các đơn vị kinh doanh du lịch. Mô hình 7.1 đã chỉ rõ mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo và vị trí công việc trong ngành công nghiệp du lịch, đồng thời nó cũng chỉ rõ các nấc thang thăng tiến từ thấp đến cao tương ứng với trình độ đào tạo.
Con đường phát triển nghề nghiệp của người lao động

Để có thé chọn nghề một cách đúng đắn. mỗi một người cần phải xác định rõ yêu cầu công việc của từng vị trí, là giá trị cũng như ý thức của từng cá nhân.

Sơ đồ 7.1 nêu một số thí dụ về nghề nghiệp, giá trị và phẩm chất của từng cá nhân đối vớí các vị trí công việc. Từ sơ đồ trên cho thấy, nhân viên trực tiếp (những nhân viên bắt đầu vào nghề bậc thấp - nhân viên phục vụ nhà hàng, buồng, nhân viên bán vé... thường tốt nghiệp từ các trường nghề). Các nhân viên này phải có các phẩm chất như: thích giao tiếp với con người, rất thích và rất quan tâm tới việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao cho khách hàng. Đối vói những tổ trưởng, giám đốc bộ phận, bên cạnh các đặc điểm trên cần phải có các phẩm chất như: có khả năng đối diện với các thách thức, các thay đổi, và có quyết tâm đáp ứng được các nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng...

Sơ đồ 7.1: Mô hình biểu diễn cơ hội nghề nghiệp và sở thích cá nhân

*Giám đốc nhà hàng   Giám đốc khách sạn    Giám đốc       

-           Làm việc đạt chất lượng tốt
-           Có mối quan hệ xã hội rộng
-           Có khả năng lãnh đạo
-           Thích điều hành
-           Có khả năng kiểm soát chi phí                       
-           Tác động mọi người làm việc
-           Tính mới lạ/ Hiếu kỳ
-           Tính cạnh tranh
-           Có mối quan hệ rộng với mọi người
-           Có khả năng giải quyết sự cổ trong công việc
-           Có địa vị
*Tổ trưởng nhà hàng  Trợ lý quản lý phòng    Tổ trường
-           Có mối quan hệ xã hội rộng
-           Làm việc chất lượng tốt
-           Yêu cầu cao trong công việc
-           Hiểu biết ngành công nghiệp thực phẩm                   
-           Có mối quan hệ xã hội rộng
-           Làm việc chất lượng tốt
-           Hiệu lực về chi phí
-           Làm việc theo nhóm có hiệu quả
-           Giải quyết sự cố - Yêu cầu cao trong công việc

Nhân viên pha chế  Nhân viên phục vụ nhà hàng    Nhân viên phòng  Nhân viên

-           Có mối quan hệ xã hội rộng
-           Làm việc chất lượng cao
-           Có tính sáng tạo
-           Giờ làm việc linh hoạt
-           Có mối quan hệ xã hội lộng với mọi người
-           Linh hoạt, nhạy cảm
-           Làm việc với các điều kiện công việc
-           Hiểu biết các nền văn hóa
-           Có mối quan hệ xã hội rộng
-           Gọn gàng
-           Cẩnthận – Vui tính
-           Vệ sinh cá nhân sạch sẽ - Thoải mái

Minh họa con đường phát triển nghề nghiệp trong công việc kinh doanh lưu trú và ăn uống như sau:

Tại các đơn vị kinh doanh lưu trú và ăn uống, có ba cấp độ nghề (bậc 1, bậc 2 và bậc 3). Bậc 1 bao gồm các công việc không đòi hỏi phải đào tạo hoặc có đào tạo ở mức độ bán lành nghề, không cần có kinh nghiệm. Bậc 2 bao gồm các công việc đòi hỏi phải lành nghề, có kinh nghiêm hoặc phải được đào tạo chuyên môn. Bậc 3 gồm các công việc giám sát, điều hành, quản trị, nó đòi hỏi phải có kinh nghiệm và được đào tạo.

Đọc thêm tại: http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/12/linh-vuc-luu-tru.html