Pages

Subscribe:

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Tác động tích cực của du lịch đối với xã hội

-           Du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Tác động tích cực của du lịch đối với xã hội

Du lịch là ngành thu hút lao động rất lớn. Theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới, cữ một việc làm trong ngành du lịch sẽ tạo ra 1,3 - 3,3 việc làm ở các ngành khác. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới, lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ du lịch hiện chiếm hơn 10,7% tổng lao động trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, hàng năm, ngành du lịch tạo ra thêm 15.000 - 20.000 chỗ làm việc trực tiếp trong các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch.

-           Sự phát triển du lịch góp phần ngăn cản sự di cư từ các vùng nông thôn đến các thành phố vì ngành du lịch giúp cho người dân ở vùng nông thôn kiếm được việc làm với thu nhập khá cao ngay trên quê hương họ.

-           Sự phát triển du lịch nội địa góp phần đáp ứng được nhu cầu tinh thần của người dân, tăng cường giao lưu, tiếp cận với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Du lịch có vai trò phục hồi sức khỏe và tăng cường năng lực cho người dân. Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng cường khả năng lao động của con người. Theo các công trình nghiên cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin 1981, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%. Đặc biệt, bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh tiêu hóa giảm 20%. Một số khu điều dưỡng khẳng định rằng, nước khoáng của những vùng này có thể chữa được bệnh lao phổi, bệnh scorbut do thiếu vitamin c, các bệnh về da liễu, chảy máu lợi v.v...

Du lịch là công cụ giảm nghèo khá hiện hữu. Tại các nơi phát triển du lịch, cư dân địa phương có cơ hội tìm được việc làm với thu nhập cao hơn, hơn nữa người dân có thể phát triển các nghề dịch vụ, tiêu thụ được các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ với giá cao hơn, các giá trị văn hoá bản địa được khai thác tạo ra thu nhập lớn. Người dân cũng có cơ hội được đào tạo nghề, được hưởng thụ hạ tầng kỹ thuật tốt... tất cả những yếu tố đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho dân địa phương.

-           Du lịch là điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn. Thông qua du lịch, mọi người hiểu nhau hơn, nhờ vậy, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng. Điều này rất dễ nhận thấy ở lứa tuổi thanh niên ở những cơ quan xí nghiệp có chế độ làm việc ít tập trung hay làm việc căng thẳng theo dây chuyền v.v...

-           Du lịch quốc tế góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối ngoại và làm tâng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các nước trên thế giới. Tại hội nghị du lịch thế giới được tổ chức tại Manila (Philipin) vào năm 1980 đã khẳng định: du lịch là nhân tố tạo thuận lợi cho ổn định xã hội, nâng cao hiệu suất làm việc của cộng đồng, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.

-           Những chuyến đi du lịch, tham quan tại các di tích lịch sử, cấc công trình văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi tiếp xúc trực tiếp với các thành tựu văn hóa của dân tộc, được sự giải thích cặn kẽ của hướng dẫn viên, khách du lịch sẽ thực sự cảm nhận được giá trị của các di tích rất gần gũi mà thường ngày họ không để ý đến.


-           Phát triển du lịch sẽ đem lại sự thay đổi sắc thái, cảnh quan của một vùng, một địa phương thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.