Pages

Subscribe:

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Tài nguyên nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn là những của cải vật chất và tinh thần do con người tạo ra từ xưa đến nay có thể thu hút khách du lịch đến thưởng thức. Các tài nguyên nhân vãn bao gồm:
Tài nguyên nhân văn

-           Các di tích lịch sử, di tích văn hoá;
-           Các công trình kiến trục;
-           Các nhà bảo tàng;
-           Các vườn tượng;
-           Các lễ hội truyền thống;
-           Các làng nghề truyền thống;
-           Ẫm thực;
-           Tôn giáo;
-           Âm nhạc, hội hoạ;

Theo Luật di sản văn hoá 12/7/2001, các di tích lịch sử - vãn hoá là các công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, vãn hoá, khoa học; Các di sản văn hoá thế giới và di tích lịch sử - văn hoá được coi là một trong những nguồn tài nguyên du lịch rất quan trọng, có sức thu hút lớn đối với khách du lịch.

Cản cứ vào giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh được chia theo các cấp độ: Di tích cấp quốc gia (di tích cố giá trị tiêu biểu của quốc gia); Di tích cấp tỉnh (di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương); Di sản thế giới (những di tích có giá trị đặc biệt được UNESCO công nhận).

Các di sản văn hoá thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hoá của dân tộc, là nguồn tài nguyên vô giá, cố sức thu hút khách du lịch cao, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Các di sản văn hoá thế giới được xác định theo 6 tiêu chuẩn sau: Các tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người; tác phẩm có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hoá nhất đinh; nố là chúng cứ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất; nó cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa; nó cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống, nói lên được một nền văn hoá đang cố nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không cưỡng lại được; nố cố mối quan hệ trực tiếp với nhũng sự kiện, túi ngưỡng, đáp úng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí.

Với các đặc trưng đố, các di sản thường thu hút được nhiều đối tượng khách du lịch quốc tế và trong nước.

Tính đến năm 2005, ở Việt Nam có 7 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới bao gồm: Quần thể di tích Cô' đô Huế, Vịnh Hạ Long; Di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Nha nhạc cung đình Huế, Không gian cổng chiêng Tây Nguyên.

Cố đô Huế
Vịnh Hạ Long
Thánh địa Mỹ Sơn
Phố cổ Hội An
Phong Nha - Kẻ Bàng
Nhã nhạc cung đình Huế
Cồng chiêng Tây Nguyên

Các lễ hội truyền thống là tài nguyên nhân vãn có giá trị du lịch lớn. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc hay là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Do vậy, lễ hội có tính hấp dẫn cao đối với khách du lịch. Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần chính: phần lễ và phần hội. Cả hai phần đó đều có sức thu hút cao đối với khách du lịch. Riêng phần hội có sự tham gia của đông đảo dân cư địa phương.
Nghề dệt thổ cẩm
Nghề đúc đồng
Làng nghề truyền thống là loại tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng và có sức hấp dẫn đối vổi khách du lịch thông qua những sản phẩm thủ công độc đáo và cách thức làm ra các sản phẩm đó. Việt Nam là quốc gia có nhiều làng nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là các làng nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề gốm, nghề mộc, nghề mây tre, nghề sơn mài, nghề dệt, nghề thêu ren, mỗi nghề đều có lịch sử phát triển lâu dài và độc đáo. Khách du lịch từ các nước phát triển quan tâm tìm hiểu các làng nghề và mua các sản phẩm thủ công truyền thống vì qua đó họ hiểu thêm về lịch sử văn hoá của một vùng đất và có cơ hội chứng kiến cách thức lao động sản xuất cổ xưa hiện không còn tồn tại ở đất nước khách du lịch cư trú.

Nghề đan Mây, Tre     Nghề mộc Mỹ nghệ

Các đối tượng dân tộc học có thể được khai thác để phục vụ phát triển du lịch. Các yếu tố đó bao gồm: điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất với những sắc thái riêng của các dân tộc trên địa bàn cư trú của các dân tộc. Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có tói 53 dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống và cư trú ở miền núi xa xôi. Nhiều dân tộc vẫn giữ nguyên được nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của mình, đặc biệt là các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mường ở miền Bắc; các dân tộc Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na ở miền Trung và Tây Nguyên; các dân tộc Khơme ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, những truyền thống văn hoá có giá trị cao của các dân tộc Viột Nam là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Nghề làm gốm truyền thống của Dân tộc Khơme

Hệ thống Bảo tàng tại Việt Nam tái hiện khá rõ lịch sử hàng ngàn năm của nước ta. Đối với các khách du lịch quan tâm đến văn hoá và lịch sử, họ thường tìm đến các bảo tàng. Tại Việt Nam có các bảo tàng được nhiều khách du lịch quan tâm như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng cách mạng, Bảo tàng nghệ thuật, Bảo tàng dân tộc, Bảo tàng cổ vật, Bảo tàng Chàm,...

Âm thực cũng là một yếu tố có thể khai thác để phát triển du lịch. Mặc dù các nguyên liệu cơ bản để chế biến món ăn không có sự khác nhau đáng kể, nhưng các loại gia vị được sử dụng, cách thức chế biến, cách thức ăn uống thì có sự khác biệt khá rõ giữa các quốc gia. Chính vì vậy, trong chuyến đi du lịch, khách du lịch có nhu cầu thưởng thức các món ăn, thức uống đặc sản của từng vừng. Một bộ phận khách du lịch có nhu cầu tìm hiểu, hộc cách chế biến một sô' món ăn của nước họ đến để sau chuyến đi họ có thể giới thiệu với bạn bè và làm phong phú thêm các món ăn của gia đình họ. Việt Nam khá nổi tiếng về sự khéo léo và tinh tế trong nghệ thuật ăn uống. Hơn nữa, mỗi vùng miền của Việt Nam có những loại nguyên liệu đặc trưng, có cách thức tẩm ướp gia vị, phương pháp nấu nướng và phong cách trình bày riêng. Điều đó tạo ra sự tò mò, kỳ thú đối với khách du lịch trong quá trình khám phá ẩm thực Việt Nam.

Tôn giáo cũng có sức thu hút lớn đối vổi khách-du lịch nhcr giá trị của các công trình kiến trúc tôn giáo (Nhà thờ, Chùa...) hoặc giá trị về mặt tâm linh. Việt Nam có các tôn giáo chủ yếu là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Bên cạnh đó, tại Việt Nam còn có đạo Hoà hảo, dạo Cơ đốc,.. Các ngôi chùa cổ và các nhà thờ cổ ở Việt Nam từ lâu đã thu hút những người túi ngưỡng đến hành hương. Tại các nơi đó đã phát triển du lịch khá sớm, đặc biệt là du lịch nội địa. Hiện nay, khách du lịch quốc tế cũng thường tìm đến các sự kiện vãn hoá, thể thao, các cuộc triển lãm các thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, các sự kiện đặc biêt do thiên nhiên gây ra (động đất, lũ lụt,...), các liên hoạn phim ảnh quốc tế hay. dân tộc, các lễ hội điển hình,..cũng là những yếu tố hấp dẫn khách du lịch. Thoi gian gần đây, nhiều Festival được tổ chức tại các địa phương đã làm tăng thêm sức thu hút khách: Festival Huế (về văn hoá nghệ thuật), Festival Hoa Đà Lạt, Festival Biển...


Tóm lại, tài nguyện du lịch phong phú, độc đáo là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển du lịch. Để khai thác các tài nguyên du lịch một các hiệu quả, cần phải nắm vững các đặc điểm cũng như các nguyên tấc khai thác chúng.

Đọc thêm tại: