Nhóm này bao gồm: thu
nhập và việc làm, thời gian nhàn rỗi, ngày nghỉ có lương, trình độ văn hóa và
tính linh hoạt của mỗi cá nhân.
- Thời gian nhàn rỗi và
thời gian nghỉ có lương
Thời gian nhàn rỗi theo
tác giả Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình (Trung Quốc) đây cũng là một điều kiện
cơ bản để nhu cầu đi du lịch của một người trở thành hiện thực. Theo các tác giả
đó, nhàn rỗi tức là tên gọi chung khi một người thoát ra khỏi vị trí làm việc,
nghĩa vụ gia đình và xã hội, tự phát tham gia hoạt động xã hội và tự do phát
huy sức sáng tạo thì bản năng nghỉ ngơi, tiêu khiển, bồi dưỡng không liên quan
tới việc mưu sinh, là hoạt động tuỳ ý, nhàn rỗi là thời gian có thể tự do chi
phối.
Thời gian nhàn rỗi nhiều
hay ít và hình thức sử dụng nó là một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất
lượng cuộc sống. Giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nhàn rỗi là điều kiện
tất yếu để tăng các hưởng thụ tinh thần, người ta thường sử dụng thời gian nhàn
rỗi vào hoạt động du lịch khi có đủ khả năng về tài chính vi du lịch là hoạt động
mang tính tổng hợp, du lịch có thể thoả mãn mọi nhu cầu gắn nghỉ ngơi, tiêu khiển,
vui chơi giải trí và tự mình lo liệu vào trong đó.
Hiện nay, với xu hướng
toàn cầu hoá, sự đi lại của công dân giữa các quốc gia phát triển nhanh. Hơn nữa,
do nhu cầu công vụ, kinh doanh, ngoại giao, du lịch công vụ phát triển nhanh.
Việc tăng số ngày nghỉ phép thường niên, giảm số giờ làm việc trong tuần, tăng
số ngày nghỉ cuối tuần hoặc tăng số ngày nghỉ lễ lên hàng tuần cũng làm tăng
nhu cầu du lịch. Hiện nay, Trung Quốc quy định 2 dịp lễ “Quốc tế Lao động 1/5”
và “Lễ Quốc khánh 10/10” được nghỉ 1 tuần; Trung Quốc gọi tuần nghỉ đó là “tuần
lễ vàng”, vì được quy định như vậy, nhằm kích cầu du lịch. Nhờ tác động của quy
định đó đã tạo ra xu hướng du lịch rất cao vào 2 dịp này (kể cả du lịch trong nước
và du lịch ra nước ngoài). Như vậy, tăng thời gian nghỉ là một nhân tố cố tính
quyết định đến sự tăng trưỏng cửa nhu cầu du lịch thuần tuý.
Tóm lại, thời gian nghỉ
có lương trong năm càng dài, thời gian rảnh rỗi càng cao và các hoạt động kinh
doanh càng phát triển thì nhu cầu du lịch càng lớn.
- Thu nhập và việc làm
Mức thu nhập, đặc biệt
là thu nhập nhàn rỗi (được tự do chi phối) có tác động lớn đến nhu cầu du lịch:
Ngành du lịch của một
quốc gia hay khu vực phát triển hay không có liên quan mật thiết tới trình độ
phát triển kinh tế của quốc gia hay khu vực đó. Đặc biệt nhu cầu du lịch quốc tế
liên quan mật thiết tới thu nhập quốc dân của quốc gia hoặc khu vực đó.
Mức thu nhập (tức toàn
bộ thu nhập của gia đình) phụ thuộc trình độ phát triển kinh tế của quốc gia hoặc
khu vực đó. Mức thu nhập của một gia đình hay của một người là một trong những
tiền đề và cơ sở vật chất quan trọng quyết định người đó có thể thực hiện chuyến
du lịch.
Đối với một khách du lịch
tiềm ẩn quyết định phụ thuộc vào thu nhập của gia đình người đó. Việc một người
có thể thực hiện du lịch hay không, nếu được thì thời gian du lịch là bao
nhiêu, đến điểm nào, mức độ chi phí, được quyết định bởi thu nhập có thể tự do
chi phối của người đó.
Thu nhập có thé tự do
chi phối của gia đình hoặc cá nhân là một điều kiện quyết định họ có thể thực
hiện du lịch, có thể trở thành khách du lịch hay không. Thu nhập nhàn rỗi (tự
do chi phối) là khoản thu nhập còn lại sau khi đã chi cho các nhu cầu cơ bản.
Người ta chỉ có được khả năng chi phối thu nhập, sau khi đã thoả mãn được các
nhu cầu cơ bản về ăn ở, mặc, đi lại. Khi đó với số tiền còn lại họ có thể tiến
hành nhiều lựa chọn hoặc mua hàng hoá xa xỉ phẩm cao cấp, hoặc là đi du lịch.
Do đó, mức thu nhập được xem là nhân tố kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng tới
nhu cầu du lịch.
Mặt khác, thu nhập của
dân cư cũng có tác động lớn tới xu hướng du lịch và tần số du lịch. Một khi thu
nhập bình quân đầu người tăng thì nhu cầu du lịch và tần sô' đi du lịch cũng
tăng theo và ngược lại.Thực tế cho thấy, ò những quốc gia phát triển kinh tế
cao, nhu cầu du lịch rất lớn kể cả du lịch quốc tế và nội địa.
Mối quan hệ giữa thu nhập
và nhu cầu du lịch diễn ra khá phức tạp. Mức thu nhập khác nhau của khách du lịch
ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động du lịch. Bộ phận khách du lịch có thu nhập
cao thường chọn các phương tiện vận chuyển tiện lợi, khách sạn cao cấp, nhà
hàng sang trọng, mua quà lưu niệm đắt tiền và ngược lại, điều này chứng tỏ rằng
thu nhập có tác động lón đến lựa chọn các tiêu chuẩn dịch vụ của khách du lịch.
Việc làm có liên quan đến
thu nhập và thời gian rỗi, vì vậy nó cũng có tác động lớn đến nhu cầu du lịch.
Rõ ràng là những người không có việc làm hoặc việc làm không ổn định thì nhu cầu
du lịch thấp hơn những người có việc làm ổn định, thu nhập cao.
Việc làm không chỉ tác
động tới thu nhặp và ngày nghỉ có lương mà còn tác động tới việc lựa chọn loại
hình du lịch.
- Trình độ văn hóa và tính linh hoạt của
mỗi người
Đây là nhân tố quyết định
xu hướng du lịch mở mang kiến thức và thúc đẩy nhu cầu được đi du lịch.
Về nhu cầu du lịch nói
chung, những người có trình độ vãn hóa cao thường có nhận thức cao hơn về cơ hội
du lịch và tiếp nhận các thông tin quảng cáo về du lịch, vì vậy họ đi du lịch
nhiều hơn những người có trình độ văn hoá thấp. Những người thích hoạt động,
thích giao tiếp thường có nhu cầu du lịch cao hơn đối tượng khác mặc dù họ có mức
thu nhập và trình độ văn hóa như nhau.
Ngoài ra, chúng ta thấy
rằng người thành thị đi du lịch nhiều hơn người nông thôn; người làm nghề tự do
đi nhiều nhất, kế đến là cán bộ quản lý trung cấp... và ít nhất là nông dân.
- Giới tính
Nhiều công trình nghiên
cứu cho thấy, nhu cầu đi du lịch của nam cao hơn nữ. Cơ cấu chi tiêu của khách
du lịch nam và nữ cũng khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, ở một số nước như Nhật Bản
nhu cầu đi du lịch của nữ rất cao, đặc biệt là giới trẻ, có những thòi kỳ lượng
khách du lịch nữ cao hơn hẵn so với nam giới. Vì vậy, cần nghiên cứu cơ cấu nhu
cầu theo giới tính để cung ứng các dịch phù hợp.
Đọc thêm tại:
Đọc thêm tại:
- http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/nhom-cac-nhan-to-ve-so-luong-dan-cu.html
- http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/du-lich-la-gi.html
- http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/tong-cuc-du-lich-viet-nam-vnat.html