Pages

Subscribe:

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Các chiến lược cụ thể về phát triển du lịch

Chiến lược 1: Phát triển thị trường và phát triển sản phẩm
Các chiến lược cụ thể về phát triển du lịch

Củng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả những thị trường du lịch quốc tế trọng điểm song song vói việc phát triển thị trường nội địa, đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm du lịch phù hợp vói từng vùng, từng địa phương để thỏa mãn nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của các đối tượng khách.
Các thị trưòng được tập trung khai thác gồm:

-           Thị trường châu Âu: Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ý...
-           Thị trường châu Mỹ: Hoa Kỳ, Canada, Mỹ - La tinh,...
-           Thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao,...
-           Thị trường Đông Bắc Á : Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,...
-           Thị trường các nước ASEAN, úc, New Zealand, Nam Á, Châu Phi và Trung Đông.

Bên cạnh đó, cần khôi phục khai thác các thị trường nhu: các nước SNG, các nước Đông Âu. Mặt khác, cần có những phương án kịp thời điều chỉnh định hướng thị trường khi có biến động. Chú trọng kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện cho nhân dân đi du lịch các vùng trong nước, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần củã nhân dân.
Phát triển du lịch quốc tế ra nước ngoài của công dân Việt Nam ở mức độ hợp lý, vừa đảm bảo phù hợp khả năng thanh toán của nhân dân, đáp ứng nhu cầu giao lưu hội nhập. Vừa góp phần cân đối cán cân thanh toán quốc tế của đất nước.
Gắn sản phẩm với thị trường, tập trung vào việc hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, sản phẩm du lịch chuyên đề; chú trọng đa dạng hoá sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu thị trường khách quốc tế và khách trong nước. Từng bước đưa sản phẩm du lịch Việt Nam ngang tầm với mặt bằng sản phẩm du lịch của các nước trong khu vực và quốc tế. Chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề; du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có các hệ sinh thái đặc trưng...
Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá kích cầu du lịch nội địa để phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, vừa đạt mục tiêu kinh tế- xã hội, vừa góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Chiến lược 2: Xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch

Đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch dưới nhiểu hình thức cả ở trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chú trọng việc xây dựng các trung tâm thông tin du lịch tại các đầu mối giao thông, ứng dụng công nghệ tin học để tăng cường khả năng thu hút khách quốc tế vào Việt Nam du lịch.
Thiết lập đại diện du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm, đẩy manh xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch ở những thị trường có nguồn khách lớn.
Phối hợp với các lực lượng làm thông tin đối ngoại của đất nước và tranh thủ hợp tác quốc tế để tuyên truyền quảng bá về đất nước, con người và du lịch Việt Nam, tăng cường tổ chức các chiến dịch phát động thị trường.

Chiến lược 3: Đầu tư phát triển du lịch

Cần tạo ra những chuyển biến mới tích cực trong công tác đầu tư phát triển du lịch vổỉ những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào đầu tư trong nước nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo quy hoạch được duyệt, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Việt Nam. Chú trọng ưu tiên xúc tiến đầu tư phát triển các khu du lịch tổng hợp có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, các khu điểm du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hóa...

Chiến lược 4: Phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ

Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất tốt, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong tiến trình hội nhập du lịch khu vực và quốc tế. Phát triển khoa học công nghệ du lịch Việt Nam đạt trình độ khu vực, góp phần nâng cao hiộu lực quản lý và hiệu quả kinh doanh du lịch.
Hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch phân bố hợp lý trong phạm vi của cả nước ở các cấp dạy nghề, trung cấp, cao đẳng nghề, đại học và trên đại học về du lịch. Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo đội ngũ lao động du lịch, tiến tói tiêu chuẩn hóa chương trình giảng dạy ở các cấp đào tạo. Đổi mới công tác quản lý và tổ chức đào tạo du lịch, gắn chặt đào tạo lý thuyết và thực hành; đào tạo và nghiên cứu, đào tạo và việc làm.

Chiến lược 5: Nâng cao chất lượng các dich vụ du lịch


Tập trung vào việc nâng cao khả năng sẵn sàng phục vụ, chất lượng và thái độ phục vụ cũng như tính đa dạng, tiện nghi của hàng hoá, dịch vụ. Đây là một trong những chiến lược duy trì sự phát triển của hoạt động du lịch theo xu hướng của quốc tế chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh vể chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ.

Đọc thêm tại: http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/thoi-gian-nhan-roi.html

Từ khóa tìm kiếm nhiều: Du lịch, du lịch là gì