Pages

Subscribe:

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Hiệp hội Du lịch Việt Nam (Vietnam Tourism Asscociation/VTA)

Ngày 09/01/2003 Đại hội toàn thể Hiệp hội Du lịch Việt Nam lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hà Nội để thông qua Dự thảo điều qúa lệ, bầu ban chấp hành và Hiệp hội du lịch Việt Nam.
Hiệp hội Du lịch Việt Nam (Vietnam Tourism Asscociation/VTA)

Hiệp hội Du lịch Việt Nam hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội hiệu được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt và chịu sự quản lý Nhà nước của Tổng cục Du lịch trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ du hiên lịch. Hiệp hội du lịch Việt Nam không chỉ là một tổ chức xã hội mà còn được quyền tổ chức các hoạt động kinh doanh cũng như thành lập các trung tâm đào tạo, dịch vụ du lịch.

Các đơn vị đăng ký tham gia hiệp hội gồm hơn 185 doanh nghiệp, các Sở du lịch, các cơ sở đào tạo. Mục tiêu của Hiệp hội Du lịch Việt Nam là giúp các doanh nghiệp liên kết hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế, kỹ thuật; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hoạt Việt Nam; giúp các doanh nghiệp định hướng thị trường và tham gia điều tiết thị trường du lịch; đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh phát giữa các doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của VTA

1. Tuyên truyền, giáo dục để hội viên hiểu rõ đường lối, chủn trương của Đảng, nhà nước về xây dựng và phát triển du lịch.

2.Đại diện cho hội viên đóng góp ý kiến với nhà nước, Tổng yà ịQ cục Du lịch về chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích,tạo điều kiện phát triển ngành du lịch, bảo vệ quyền lợi và lợi ích . ' chính đáng của hội viên, giải quyết các trường hợp vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợt của ngành và của hội viên theo thẩm quyền của hiệp hội, thực hiện nghĩa vụ đới với nhà nưóc theo quy định của pháp luật.

3.Động viên nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên; hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh du lịch trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn.

4.Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và hội viên của Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, cung cấp thông tin về kinh tế thị trường liên quan đến du lịch để hội viên tổ chức kinh doanh đạt hiệu quả và phát triển bền vững.

5.Phối hợp với các tổ chức liên quan trong nước nhằm thực hiện tôn chỉ và mục đích của hiệp hội.

Quyền hạn của VTA

1.         Tổ chức các hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyên khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để nâng cao chất lượng hoạt động du lịch.
2.         Tổ chức hoạt động đào tạo dịch vụ, tư vấn, quảng bá và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và điều lệ này.
3.         Phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng và phát triển các mối quan hệ của hiệp hội với các tổ chức, các nhân trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, uy túi và vị thế của Hiệp hội.
4.         Xuất bản tập san, các tài liệu tuyên truyền, quảng bá du lịch, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và của ngành du lịch về xây dựng, phát triển du lịch, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
5.         Thực hiện quyền hạn khác của tổ chức hiệp hội theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hoạt động của VTA

- Hiệp hội du lịch Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, bình đẳng, tự trang trải về tài chính.
-           Các cơ quan của Hiệp hội hoạt động trên cơ sở bàn bạc dân chủ, lãnh đạo tập thể, thiểu số phục tùng đa số.

Cơ cấu tổ chức của VTA Tổ chức của VTA gồm có:

-           Ban chấp hành Hiệp hội;
-           Ban kiểm tra Hiệp hội;
-           Văn phòng Hiệp hội;
-           Các ban chuyên môn;
-           Các chi hội, phân hội;

-           Các đơn vị đào tạo, tư vấn và các đơn vị khác trực thuộc Hiệp hội.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: ngành du lịch Việt Nam, tổng cục du lịch