Hầu hết các sản phẩm du
lịch chưa bán được hôm nay không thể để bán vào dịp khác trong tương lai (phòng
ngủ khách sạn, chỗ ngồi nhà hàng, chỗ ngồi trên các phương tiện vận chuyển...).
Một chuyến máy bay có
150 chỗ ngồi, nếu ngày hôm nay chỉ bán được 100 chỗ tức còn 50 chỗ trống. Tổng
chi phí cho chuyến bay này cũng xấp xỉ chi phí cho chuyến bay đầy khách. Ngày
mai, máy bay đó chỉ có thể chở tối đa 150 khách, 50 chỗ trống hơm nay đã không
thể để lại bán vào ngày mai. Dịch vụ cho thuê phòng ngủ, phòng Hội nghị,...
cũng tương tự như vậy.
Đặc điểm này của sản phẩm
du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp lcung ứng dịch vụ du lịch phải có chính sách
giá cả, cách thức f quảng bá, kỹ thuật bán hàng phù hợp mới có thể đạt công suất
sử dụng cao, giảm tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Vì vậy, việc cân đối
trong quan hệ cung - cầu các dịch vụ du lịch vào các thời điểm khác nhau trong
ngày, trong tuần, trong tháng hoặc trong năm, là hết sức quan trọng đối với các
nhà quản lý doanh nghiệp du lịch.
Quá
trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời
Khác vói các sản phẩm
thông thưòng khác, việc sản xuất hầu hết các dịch vụ du lịch chỉ được thực hiện
khi khách du lịch có mật tại nơi cung cấp dịch vụ; việc tiếp nhận và tiêu dùng
sản phẩm du lịch của khách du lịch cũng được thực hiện đồng thời với quá trình
sản xuất.
Tính đồng thời của việc
sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch là điểm rất đáng lưu ý vì các đơn vị
cung ứng các sản phẩm du lịch không thể kiểm tra được chất lượng sản phẩm trước
khi cung cấp cho khách du lịch, do vậy các đcm vị cung ứng phải xây dựng được
các chuẩn mực và quản lý tốt việc thực hiện các chuẩn mực sản xuất sản phẩm nhằm
đạt được chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Đọc thêm tại: http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/san-pham-du-lich-co-tinh-khong-chuyen.html
Từ khóa tìm kiếm nhiều: du lich
la gi, tổng
cục du lịch Việt Nam